Cha mẹ luôn giáo dục con cái phải nhân hậu, lễ phép, bao dung với người khác, sống hiền lành, trung thực. Đây đều là nhưng phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên bất kỳ điều gì quá mức đều chưa hẳn đã tốt. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ quá trung thực, lương thiện rất dễ bị tổn thương trong xã hội.
Rất nhiều kẻ ác lấn lướt trước người tốt, vì nghĩ rằng người tốt dễ bắt nạt. Những đứa trẻ quá ngoan vì vậy dễ bị chịu thiệt thòi, không chỉ về mặt vật chất mà còn về tâm lý.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta phải dạy con cái phải học cách tự bảo vệ mình, biết cầm ô che mưa cho bản thân.
Dễ gặp chuyện bất bình
Một gia đình có cậu con trai 14 tuổi, cao to khỏe mạnh. Cả nhà đều cho rằng cậu bé khi lớn lên sẽ không bị người khác bắt nạt. Nhưng vào một buổi chiều, đứa trẻ lộ vẻ mặt buồn chán, không vui, bỏ bữa và chỉ nằm trên giường. Khi bố mẹ hỏi, cậu bé mới kể ở lớp thường xuyên bị các bạn sai vặt trực nhật thay, lau bàn ghế, dọn đồ ăn... Cũng bởi vì cậu bé quá trung thực, thật thà nên khi các bạn "nhờ vả" thì không kiếm thể lý do khước từ được.
Về vấn đề này, Giáo sư Lý Mai Cẩn, hiện giữ các chức vụ giáo sư giám sát của Đại học Công an nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống tội phạm vị thành niên và Phó Chủ tịch chi nhánh quốc gia tâm pháp lý của Hiệp hội tâm lý học Trung Quốc cho biết: Trẻ con nghịch ngợm là đúng, còn những đứa trẻ trung thực dễ mắc các vấn đề tâm lý ở tuổi 20.
Giáo sư Lý Mai Cẩn
Những đứa trẻ quá trung thực không thể thiết lập một liên kết rõ ràng với chính tâm lý của mình. Vì vậy trẻ không có cách nào để đối phó với sự bất công của người khác.
Theo thời gian, khi trở thành người lớn, trẻ không còn sức để duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân và bắt đầu lấy lòng người khác. Tuy nhiên, làm hài lòng người khác một cách mù quáng sẽ chỉ làm tổn thương chính mình.
Các nhà khoa học đã theo dõi 2 nhóm trẻ em có bản chất khác nhau, một nhóm có tinh thần nổi loạn và nhóm còn lại tương đối trung thực. Kết quả cho thấy những đứa trẻ có tinh thần nổi loạn rất quyết đoán, độc lập và có ý chí mạnh mẽ. Trong khi những đứa trẻ trung thực chỉ có một số ít cá tính độc lập và hầu hết không có ý thức tự chủ.
Trẻ trung thực là không sai, nhưng trung thực quá sẽ trở thành một khuyết điểm chết người trong các mối quan hệ sau này.
Trong bộ phim truyền hình "Little Shede" , người giáo viên nọ đã khinh thường học trò vì thành tích học tập kém. Trước mặt tất cả lớp, giáo viên đã sỉ nhục em này, phạt đứng và đuổi về nhà.
Tuy nhiên, em học sinh im lặng chấp nhận sự bất công mà không phản đối. Em đã quen với việc bị người khác đối xử bất công và không nói với gia đình về chuyện này, chỉ một mình lẳng lặng chịu đựng.
Vì vậy, cha mẹ nên can thiệp tâm lý vào quá trình trưởng thành của con khi còn nhỏ, giáo dục con có đức tính cứng rắn, mạnh mẽ, biết kiềm chế cảm xúc khi gặp nguy hiểm, có bản lĩnh chống lại những trở ngại.
Dễ bị bắt nạt
Nếu trẻ thật thà, trung thực quá sẽ bị ức hiếp, nhất là khi lớn lên và ra xã hội va vấp. Mọi yếu tố tiêu cực sẽ tạo áp lực cho trẻ. Bởi vì khả năng chống lại sự đối xử bất công của đứa trẻ trung thực rất yếu, điều này làm cho tính cách của trẻ trở nên nhút nhất. Trẻ xấu hổ khi phải bày tỏ suy nghĩ mỗi lúc gặp phải sự bất công. Và trẻ càng ngại nói "không" trước những đòi hỏi vô lý.
Nhiều người nghĩ rằng những đứa trẻ trung thực là "hợp lý". Thực tế, có một cái giá lớn đằng sau sự hợp lý. Bởi vì những người khác sẽ nghĩ rằng đứa trẻ như vậy có thể bị bắt nạt tùy ý, bởi vì trẻ không dám phản kháng. Cho đến một ngày trẻ thực sự kháng cự, những người khác lại quay sang chỉ trích trẻ về mặt đạo đức.
Vòng luẩn quẩn như vậy ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội của trẻ, tính tình của trẻ càng gò bó và tự ti.
Nhà tâm lý học Wu Zhihong của Trung Quốc cho biết: “Bổn phận của cha mẹ là cung cấp một môi trường an toàn cho con cái bằng tình yêu thương, nhưng việc khám phá thế giới như thế nào thì đó là quyền tự do của trẻ”.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tăng cường rèn luyện khả năng chống lại thất vọng, sóng gió cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Trước hết, đừng quá mạnh bạo với trẻ, đừng nghĩ rằng mình là người lớn thì trẻ phải phục tùng bạn vô điều kiện.
Để hòa hợp với những người khác trong xã hội, chúng ta phải dạy trẻ em can đảm từ chối những đối xử bất công. Hãy cho trẻ biết rằng hạnh phúc quan trọng hơn thể diện.
Hòa đồng với mọi người, càng quyết đoán, càng không dám chấp nhận rủi ro - đó là những ưu điểm về tính cách, giúp ta được mọi người tin tưởng hơn.
Không được lãnh đạo coi trọng thì dễ bị thiệt thòi
Trên thực tế, nếu chúng ta là một người trung thực trong cuộc sống, chúng ta sẽ có được sự tín nhiệm của nhiều bạn bè, nhưng thực tế, tính cách trung thực không quá hữu ích trong cuộc sống của chúng ta.
Ở nơi làm việc, người nhân viên thiếu linh hoạt sẽ không được lãnh đạo quá coi trọng. Khi làm việc không tốt, bạn cần xem lại IQ, EQ của bản thân, đừng lấy sự trung thực làm cái cớ.
Người quá trung thực không có ý kiến và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Trong xã hội ngày nay, người ta phải làm theo ý mình để bảo vệ bản thân khỏi bị xâm phạm, nhưng người quá trung thực, lương thiện chỉ thích nghe lời người khác khi làm việc nên họ không thể quản lý tốt cuộc sống của mình.
Vì vậy, khi con còn nhỏ, cha mẹ mẹ phải rèn luyện đức tính ngoan cường, chí tiến thủ cho con, có thái độ không thừa nhận thất bại trong công việc, có động lực tự thân trong cuộc sống.
Một nghiên cứu của Đại học Washington cho thấy: “Đằng sau những đứa trẻ được gọi là nhạy cảm, chúng buộc phải lựa chọn theo cảm xúc của sự sợ hãi”.
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ phải tạo ra một môi trường ưu việt cho con, để con trưởng thành hơn, đồng thời cho con cơ hội và quyền lựa chọn. Bằng cách này, trẻ sẽ dần học được cách quyết đoán và có thể tự quản lý cuộc sống của mình.
Bắt trẻ phải tiến lên theo ý cha mẹ sẽ chỉ trói buộc tâm hồn, hạn chế phương thức suy nghĩ của trẻ, khiến trẻ không thể sống cuộc đời của chính mình.
Con trẻ là những cá thể có tư duy và tâm hồn độc lập. Cha mẹ hãy tôn trọng những suy nghĩ bên trong trẻ và khiến trẻ trở nên mạnh mẽ, thay vì biến trẻ thành những quả hồng mềm mà ai cũng sẵn sàng chèn ép.