Ảnh minh họa
Kiểu 2: Học sinh thích so bì quá mức
Trong một môi trường lớn như trường học, điều khó tránh khỏi nhất là việc so sánh điểm số giữa học sinh. Việc xếp hạng phù hợp có thể giúp học sinh hiểu được vị trí gần đúng của mình và tạo động lực cho bản thân. Nhưng đối với một số học sinh thích so bì, những em thích cạnh tranh quá mức dù chỉ là vấn đề nhỏ, chúng sẽ so sánh với bạn bè cùng lớp ngay khi điểm số/ xếp hạng được công bố và tỏ ra khinh thường nếu điểm của người khác thấp hơn của mình. Thái độ này chắc chắn sẽ không tạo được cảm tình trong mắt giáo viên.
Kiểu 3: Học sinh EQ thấp, nói tục chửi bậy, xúc phạm người khác
Có một vài học sinh do bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hoặc do không khí gia đình nên kĩ năng giao tiếp rất kém, không biết trước sau trái phải, sẵn sàng buông lời khiếm nhã, xúc phạm người khác. Những học sinh như vậy có EQ thấp, khó giao tiếp, không chỉ làm bạn cùng lớp khó chịu mà chính giáo viên cũng dị ứng.
Đối với những học sinh như vậy, giáo viên thường giữ thái độ trung lập. Bởi dù sao thành tích học tập có tốt đến đâu mà đạo đức, nhân cách không tốt thì cũng khó mà được người khác yêu mến.
Kết
Tóm lại, các bậc phụ huynh cần quan sát xem con mình có mắc phải những tật xấu như kể trên hay không. Nếu có thì phải kịp thời sửa sai, giáo dục con đúng cách, để giáo viên tiếp nhận và các bạn cùng lớp quý mến con trở lại. Bởi xa hơn việc thầy không thương bạn không mến, các tật xấu này còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách cũng như tương lai của trẻ.