2 nữ sinh viên Đại học Thương mại bị quạt rơi trúng.
Rất nhiều những tai nạn xuất phát từ nguyên nhân cơ sở hạ tầng trong chính ngồi trường, nơi mà đáng lẽ ra phải là địa điểm an toàn nhất đối với lứa tuổi học trò.
Mặc dù không ít trường hợp, tai nạn là "tai bay vạ gió" chẳng thể lường hết được đối với nhà trường. Tuy nhiên, không ít vụ việc tai nạn không nên có đã có những dấu hiệu để cảnh báo trước đó nhưng điều đáng tiếc vẫn xảy ra.
Sau sự việc cây phượng đổ khiến 18 em học sinh thương vong, ông Nguyễn Vạn Phúc - hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM đã nhận trách nhiệm về mình, dù đây là tai nạn hoàn toàn ngoài ý muốn.
"Cây đổ là sự cố đáng tiếc, nhà trường không mong muốn nhưng sự việc đã xảy ra rồi. Nếu nói về trách nhiệm thì tôi xin nhận, vì mình là hiệu trưởng".
Xây dựng 1 môi trường học tập an toàn cho các em là mục đích cuối cùng mà xã hội hướng đến. Chính vì vậy, việc rà soát, lường trước nguy cơ tiềm ẩn, phòng tránh thay vì phải gánh chịu và giải quyết với hậu quả đáng tiếc là điều cần thiết được quan tâm nhất hiện nay.
Nên khai tử những cây xanh "tử thần"
Liên quan tới sự việc cây phượng đổ khiến học sinh lớp 6 ở TP.HCM tử vong, trao đổi với PV báo Tổ Quốc, TS Nguyễn Nguyên Cương - Giám đốc Trung tâm Giáo dục, Truyền thông và Môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho hay, sự việc cây đổ làm một học sinh tử vong ở TP. HCM là chuyện rất đáng buồn và xót xa.
Theo ông, cây xanh cực kỳ quan trọng đối với các thành phố lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Hiện nay, tỷ lệ cây xanh tại nước ta chỉ đạt 7 – 8 %, rất thấp so với nhiều nước khác. Việc các thành phố lớn trồng cây xanh, cây cổ thụ là bắt buộc, tuy nhiên trồng và chăm sóc như thế nào để vừa đẹp, vừa an toàn là câu chuyện không dễ dàng. Quan trọng nhất là phải quy hoạch lại cây xanh trong thành phố một cách bài bản.
Thời gian qua ở Hà Nội có nhiều vụ cây xanh bật gốc đè chết người, trúng ô tô khiến người đi đường lo lắng xảy ra khá nhiều. Trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội, không khó để tìm thấy những cây xanh lâu năm, mọc nghiêng hẳn ra lòng đường, gốc trồi lên trên, khiến người dân không khỏi lo lắng.
"Cây xanh bị gãy, đổ thường là cây bị sâu mục gốc, thân, cành; cây nặng tán lâu năm không được cắt sửa. Đặc biệt, nhiều trường hợp khó phát hiện bằng cảm quan, như cây bị xâm hại, chặt rễ hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế, rễ cây không phát triển được...
Điều đó lý giải vì sao có những cây nhìn bề ngoài xanh tốt mà vẫn bị đổ dù không có gió lớn. Khi mưa quá nhiều sẽ khiến kết cấu đất thay đổi, chỉ cần một đợt gió bão lớn là cây có khả năng bật gốc cao. Việc đảm bảo an toàn cho người đi đường là trách nhiệm của công ty công viên cây xanh Hà Nội", ông Cương nói.
Link báo gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/giat-minh-voi-hang-loat-tai-nan-hoc-duong-xuat-phat-tu-nhung-hiem-hoa-hien-huu-ngay-trong-truong-lop-22202029511123950.htm