'Hang ổ online' của tội phạm mạng: Có tới gần 1/3 người dùng internet Việt Nam đang sử dụng ứng dụng này

(lamchame.vn) - Đây cũng là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới.

Tin nhắn lừa đảo, dụ dỗ trên các hội nhóm Telegram. Ảnh chụp màn hình. Nguồn: Người lao động

Theo báo Chính phủ, một số hình thức lừa đảo phổ biến nhất trên Telegram hiện nay là tạo nhóm tạo kênh và tạo bot để kiếm tiền; tạo nhóm, tạo kênh, tham gia group để kiếm tiền; giả mạo nhà cung cấp dịch vụ - đây là phương thức lừa đảo khá phổ biến, nhưng vẫn nhiều người dùng mắc bẫy, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo các nhà cung cấp dịch vụ và gửi tin nhắn cho người dùng. Khi càng trở nên phổ biến, Telegram cũng trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc, bởi nhiều người dùng còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng ứng dụng mới.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc Kỹ thuật của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam – NCS chia sẻ trên báo Vietnamnet, sở dĩ trên Telegram các “tệ nạn”, đặc biệt là lừa đảo diễn ra một cách công khai và thu hút nhiều người tham gia là do nền tảng này cho phép tạo các hội nhóm số lượng lớn thành viên hoàn toàn miễn phí; nội dung trên Telegram không bị kiểm duyệt; tin nhắn mã hoá đầu cuối; xoá lịch sử (cho tất cả mọi người).

Ông Ngô Minh Hiếu, nhà sáng lập dự án Chống lừa đảo cho biết trên Vnexpress, kịch bản chung để lừa đảo trên ứng dụng này thường là kẻ gian tiếp cận người dùng qua các bài đăng trên mạng xã hội như Facebook, nhắn tin, gọi điện thoại, sau đó đề nghị kết nối qua Telegram.

Theo chuyên gia này, tất cả ứng dụng chat đều có thể thực hiện những việc như vậy, nhưng kẻ xấu chọn Telegram bởi tính ẩn danh và xóa dấu vết qua tính năng tự hủy tin nhắn. Trên Messenger, tài khoản ảo có thể được nhận biết qua hồ sơ Facebook. Còn Telegram không yêu cầu bất cứ thông tin nào ngoài số điện thoại nhận OTP, vốn có thể thuê, mua qua dịch vụ cung cấp hàng loạt.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU