Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, trước sự ngạo mạn của cô Trương, nhà trường vẫn chấp thuận mua chiếc giường lớn và đặt riêng ở một góc cho con gái cô. Việc này khiến con gái cô trở thành tâm điểm bàn tán của giáo viên, phụ huynh và các học sinh khác. Kể từ đó, con gái cô Trương bị bạn bè xa lánh, không cho chơi cùng. Các bạn sợ sẽ làm hỏng quần áo đẹp, đồ dùng học tập đắt tiền của con gái cô. Điều này khiến con cô Trương luôn trong trạng thái buồn phiền, cô đơn, tủi thân.
Trong cuộc sống không ít kiểu cha mẹ giống như cô Trương. Họ vì yêu thương con mà sẵn sàng nuông chiều, cung phụng. Điều này không tốt cho sự phát triển của đứa trẻ, nếu không sớm sửa đổi sẽ khiến cuộc đời trẻ trở nên chông chênh. Hậu quả của việc cha mẹ nuông chiều con một cách vô lý là:
1. Con mắc bệnh "hoàng tử", "công chúa"
Những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức thường có thái độ kiêu ngạo, cư xử thiếu chuẩn mực. Trẻ cho mình là trung tâm vũ trụ và yêu cầu mọi người phải làm theo ý mình. Vì cha mẹ luôn dành cho trẻ những điều tốt nhất khiến trẻ có suy nghĩ người khác cũng phải yêu thương, quan tâm đến trẻ vô điều kiện.
Khi ý nghĩ này xuất hiện, trẻ sẽ luôn dựa dẫm vào cha mẹ, mất dần khả năng tự lập. Trẻ không dám đối diện, dũng cảm vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Kết cục là trẻ trở nên thiếu tự tin, luôn núp bóng sau lưng cha mẹ.
2. Tổn hại nghiêm trọng đến các mối quan hệ
Cô Trương vì muốn bao bọc con nên đã đề nghị nhà trường mua cho con gái một chiếc giường thật đẹp. Hành động này khiến bạn bè xa lánh con gái cô, không ai dám chơi cùng bởi sợ phiền hà nếu làm hỏng đồ. Dần dần, chẳng còn đứa trẻ nào muốn trò chuyện, kết bạn cùng con gái cô Trương.
Những đứa trẻ được nuông chiều, bao bọc có thể bị bạn bè xa lánh, cô lập. Từ đó, mối quan hệ xã hội dần bị thu hẹp, hạn chế. Trẻ có nguy cơ sẽ trở thành người sống khép mình, không muốn giao tiếp với mọi người.