Tính đến nay Hà Nội đã có 301.275 con lợn bị tiêu hủy, chiếm 16,1% tổng đàn của thành phố. Ước tính tổng thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra trên địa bàn thành phố khoảng 760 tỷ đồng.
Tính từ ngày 27/5 đến 2/6, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh thêm tại 3.451 hộ chăn nuôi ở 234 thôn, tổ dân phố thuộc 9 xã, phường, thị trấn của 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh, tiêu hủy 61.530 con lợn.
Như vậy, từ khi xâm nhiễm vào địa bàn thành phố đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 18.528 hộ chăn nuôi (chiếm 22,9% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.021 thôn, tổ dân phố của 430 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 301.275 con (chiếm 16,1% tổng đàn của thành phố).
Tính đến nay Hà Nội đã có 301.275 con lợn bị tiêu hủy, chiếm 16,1% tổng đàn của thành phố.
Các địa phương phải tiêu hủy số lượng lớn lợn mắc bệnh: Huyện Sóc Sơn với 55.059 con (chiếm 45% tổng đàn của huyện); huyện Đông Anh 31.949 con (chiếm 40,3%); huyện Quốc Oai 24.380 con (chiếm 38%); huyện Chương Mỹ 18.777 con (chiếm 7,7%)… Ước tổng thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây ra trên địa bàn thành phố khoảng 760 tỷ đồng.
Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT, thời gian qua dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, ở các quy mô chăn nuôi lớn hơn và phải tiêu hủy số lượng lớn lợn (kể cả ở một số hộ có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn).
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đã ban ban hành Kế hoạch số 187/KH-UBND triển khai các giải pháp, hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với khả năng bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Hà Nội.
Tăng cường công tác thông tin Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và tuân thủ nghiêm các quy định. Củng cố và tăng cường hoạt động của các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và các chốt kiểm dịch động vật liên ngành TP và Đội kiểm dịch động vật lưu động; tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn lợn, đặc biệt đối với bệnh Dịch tả lợn và tổ chức tiêu độc môi trường chăn nuôi, chú ý tại những nơi có nguy cơ cao như: Chợ, bãi rác; thực hiện vệ sinh, tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.
Cấm vận chuyển, giết mổ, kinh doanh lợn và các sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín trong khu vực có dịch. Tổ chức ký cam kết đối với các hộ chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo Trí thức trẻ