Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen vốn là cụm từ không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt, được sinh ra từ những quỹ tín dụng không tốt, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến người dùng. Có thể hiểu tín dụng đen chính là một hình thức cho vay tiền với lãi suất cao của một tổ chức hay cá nhân nào đó.
Tín dụng đen chính là một hình thức cho vay tiền với lãi suất cao của một tổ chức hay cá nhân nào đó. Ảnh: Internet. |
Trong khi các quỹ tín dụng khác đều được sự bảo hộ của pháp luật thì tín dụng đen lại hoàn toàn nằm ngoài vòng pháp lý. Trong mối quan hệ của tín dụng đen, người vay sẽ không được kiểm soát cũng như bảo vệ, lãi suất sẽ do bên cho vay đề ra và thông thường lãi suất này sẽ vượt khoảng 150% mức lãi suất căn bản của các ngân hàng cho vay nhà nước.
Quy chế vay tín dụng đen
Không phải tự nhiên mà hình thức cho vay tín dụng đen lại có thể xuất hiện và dễ dàng len lỏi vào cuộc sống đến vậy. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hình thành quỹ tín dụng đen chính là nhu cầu sử dụng tiền quá lớn của người dân. Nắm bắt tâm lý này, những kẻ cho vay tín dụng đen đã dở những chiêu trò để con nợ tự mình sập bẫy tín dụng đen bằng cách:
Người vay chỉ phải chuẩn bị một số thủ tục vay đơn giản, bao gồm một số giấy tờ cá nhân và giấy tờ xe đang sở hữu. Bên cạnh đó, thủ tục duyệt vay cũng nhanh chóng không kém.
Người vay không cần chịu ràng buộc về hợp đồng trên giấy tờ mà chỉ thỏa thuận bằng miệng. Theo đó, người vay khi cần vay một số tiền lớn, sẽ dễ dàng được cá nhân, tổ chức cho vay quỹ tín dụng đen "giúp đỡ".
Quy chế vay tín dụng đen đơn giản, dễ dàng khiến nhiều người sập bẫy. Ảnh: Internet. |
Ngay khi nhận được tiền, người vay tín dụng đen sẽ phải trích ra một số tiền không nhỏ để trả lệ phí và lãi suất trong một vài ngày. Tiếp sau đó, tiền gốc và tiền lãi sẽ được cộng dồn lại, với mức lãi suất "cắt cổ" từ 100% đến 360%/năm tùy từng khoản vay, chỉ sau một thời gian ngắn, số tiền nợ mà người vay phải chịu sẽ tăng lên đáng kinh ngạc.
Lúc này, chủ nợ cho vay quỹ tín dụng đen sẽ tiếp tục giới thiệu người vay đến một chủ nợ khác. Tưởng rằng đây chính là chiếc phao cứu sinh cho con nợ trong lúc khó khăn, nhưng thực chất lại là nhốt họ vào một vòng vay lãi nặng mới. Cứ như vậy, người vay sẽ mãi mãi mắc trong vòng luẩn quẩn của tín dụng đen mà không thể thoát ra được. Mọi nguồn thu nhập sẽ đổ hết cho tín dụng đen. Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, chủ nợ sẽ có những hình thức đòi nợ vô cùng oái oăm như đến nơi làm việc quậy phá, đe dọa, khủng bố tinh thần,...
Ngày càng có nhiều con mồi sập bẫy tín dụng đen
Với nhu cầu sử dụng một khoản tiền lớn và nhanh chóng, người vay chỉ mong nhận được tiền thật nhanh mà không để ý đến những điều khoản trong hợp đồng vay, đặc biệt là mức lãi suất, bảo hiểm tiền vay và trường hợp bị phạt nếu trả chậm. Khi mọi chuyện đã rồi thì hầu hết người dân đều không có đủ khả năng để trả nợ nữa. Bởi lẽ, khi người dân không kịp trả lãi, khoản tiền phạt cho những lần như vậy là vô cùng lớn. Dần dà, khoản tiền lãi và phạt này có thể lên đến gấp vài lần khoản tiền vay ban đầu.
Điển hình như câu chuyện của ông H. (tại Q. Gò Vấp). Khoảng tháng 9/2016, ông có vay 50 triệu đồng của M. “cao” và đóng lãi 1,5 triệu đồng/ngày. Đến tháng 12.2016, ông H. tất toán nợ với M. “cao”, nhưng qua tháng 4 - 5.2017 lại vay tổng cộng 200 triệu đồng và tháng 8.2017 thì trả hết nợ. Tháng 9.2017, ông H. vay M. “cao” 250 triệu đồng, trả lãi theo ngày được 2 tháng thì mất khả năng chi trả. Lập tức, M. “cao” cùng 5 - 6 đàn em kéo đến nhà ông H. trên đường Trưng Nữ Vương (P.4, Q.Gò Vấp) đánh ông này thương tích ở mặt. Quá hoảng sợ, ông H. phải bán nhà và bỏ trốn.
Hay như trường hợp của ông L.K.P (54 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM). Vợ ông là bà L.M (54 tuổi) vay tiền của một người, sau đó phải bỏ trốn biệt tăm bởi những lời đe dọa “xử đẹp” của người cho vay. Theo ông P. cho biết, đầu năm 2015, bà M. vay 4 lần với tổng số tiền 25 triệu đồng của bà Út (ngụ Q.8). Từ 2015 đến tháng 4.2017, hằng tháng, bà M. đóng cho bà Út lúc thì 5 triệu đồng, khi thì 7 triệu đồng... và đây mới chỉ là số tiền lãi phải đóng hằng tháng chứ chưa trừ vào số tiền gốc, thành ra đóng hoài mà nợ vẫn còn. Đến thời điểm khoảng 9 tháng trước, khi bà Út bắt đóng gần 10 triệu đồng tiền lãi/tháng thì vợ ông không xoay xở được nữa và liên tục bị đe dọa. Sợ quá, đến đầu năm 2018, bà M. đã bỏ trốn khỏi nhà. Ông P. cho hay, tối 1.2.2018, bà Út dẫn theo hai người đến nhà và thông báo vợ ông đã vay tổng số tiền cả gốc và lãi là 150 triệu đồng. Nay vợ bỏ trốn thì ông P. phải có trách nhiệm trả nợ, nếu không sẽ gọi thêm người đến “xử lý”.
Hình thức đòi nợ của tín dụng đen. Ảnh: Internet. |
Xem thêm:
Bùng phát tín dụng đen: vay tiền chưa bao giờ dễ dàng đến thế
Theo sohuutritue.net.vn