Hiến tạng cứu 7 người: 'Họ nói tôi bán tạng con có tiền tỷ, con chết bố thành nổi tiếng'

Có câu "cứu một mạng người hơn xây 7 toà tháp". Việc ông Phạm Văn Thụ quyết định hiến tạng con trai mình cứu giúp cho 7 người đã viết nên câu chuyện đầy nhân văn cho xã hội.

1 người ra đi để lại sự sống cho 7 người

Câu chuyện kỳ diệu 1 người mất đi nhưng có thể cứu sống 7 người đã được tạo ra nhờ một quyết định không hề dễ dàng của một người bố có con chết não.

Những ngày qua, đi tới ông Phạm Văn Thụ (Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, Hà Nam) bố của anh Phạm Công Tuấn Anh (sinh năm 1993 tại Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, Hà Nam) người hiến tạng con cứu người đều nghe được những câu hỏi thăm kiểu như:

"Con chết bố nổi tiếng", "con chết bố có tiền tỷ…" khi nghe những câu nói đó của người trong làng ông Thụ lại tê tái, đông cứng người.

Người đàn ông mắt ngấn lệ tâm sự: "Để có thể đưa ra quyết định hiến tạng con, tôi đau xót lắm, nhưng giữ lại tạng của con để tiếp nối sự sống cho người khác tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút.

Người làng tôi họ lại không hiểu, thấy báo chí đưa thông tin con hiến tạng họ nói: "Con chết bố thành ra nổi tiếng", người thì đồn "bán tạng con được hơn một tỷ", "bán tạng của con nhiều tiền vậy mà vẫn cần tiền ủng hộ"…", ông Thụ nói trong nước mắt.

Ông Thụ đau đớn khi dân làng nói bán tạng con.

Ông Thụ nói tiếp: "Tôi có thích sự nổi tiếng này đâu. Tôi chỉ có hai người con, Tuấn Anh không may bị chết não do bệnh lý dị dạng mạch máu não, đã được phẫu thuật nhưng rơi vào chết não tôi cũng đã băn khăn có nên hiến tạng con không?.

Khi nhìn thấy đứa cháu mới gần 2 tuổi (con trai của Tuấn Anh) tôi đã quyết định hiến tạng con không phân vân thêm. Cháu tôi còn quá nhỏ, tôi muốn khi cháu lớn sẽ tìm thấy những người nhận tạng của bố. Ít nhất cháu sẽ cảm nhận đâu đó bộ phận cơ thể của bố vẫn đang sống", ông Thụ chia sẻ.

Theo ông Thụ vào tháng 3/2019, anh Tuấn Anh thường bị đau đầu, buồn nôn bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán ngộ độc thức ăn. Nhưng khi chuyển nên bệnh viện Bạch Mai Tuấn Anh được chẩn đoán dị dạng mạch máu não.

Một tháng trước ngày mất Tuấn Anh đã đau đầu rất nhiều, gia đình ông Thụ đã dồn toàn bộ số tiền hiện có để phẫu thuật cho con, nhưng ca phẫu thuật không được như mong muốn.

Ông Thụ cho biết, hiến tạng con, ông không chỉ muốn giữ sự tồn tại của con trai trong cơ thể người khác để sau này cháu nội được an ủi, mà trong thời gian đưa con đi viện chứng khiến quá nhiều người bệnh khổ vì bệnh tật, chết mà không có tạng để thay, ông muốn làm một điều gì đó ý nghĩa.

Ca mổ luôn có 120-130 bác sĩ cùng thực hiện

TS.BS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, câu chuyện về Tuấn Anh chàng thanh niên 27 tuổi không may bị chết não cho tạng cứu 7 ngày sẽ truyền cảm hứng và nhân rộng tâm lòng nhân ai của con người.

Hàng ngày bệnh viện Việt Đức luôn có bệnh nhân chết não do tai nạn giao thông nhưng không phải gia đình nào cũng mạnh mẽ như ông Thụ, chấp nhận "cho đi để còn mãi".

 

  •  

Bác sĩ Nghĩa chia sẻ, ấn tượng của bác sĩ về ca hiến tạng này diễn ra rất tốt đẹp. Vào khoảng 6h30 phút bệnh nhân chết não đã được đưa vào phòng mổ để lấy đa tạng: tim, gan, 2 thận cùng một lúc ghép cho 4 bệnh nhân khác nhau.

5 ca mổ với 120 -130 nhân viên y tế diễn ra cùng một lúc kết thúc vào 15h cùng ngày.

Sau đó, các tạng còn lại của Tuấn Anh được lấy và ghép cứu sống cho thêm 3 bệnh nhân nữa, tổng là 7 người đã được sống cuộc đời mới.

"Những ca hiến đa tạng thường rất đặc biệt vì hàng ngày tại bệnh viện Việt Đức có từ 5-10 bệnh nhân chết não xin về do tai nạn gia thông, tỷ lệ gia đình đồng ý dưới 1%. Những gia đình đồng ý hiến tạng đều rất đáng trân trọng và rất đáng nhớ với y bác sĩ chúng tôi.

Vì vậy mỗi một trường hợp cho đa tạng chúng tôi luôn sử dụng tạng để cứu được nhiều bệnh nhân nhất. Chúng tôi đã cùng lúc ghép tạng cho 5 bệnh nhân: phổi, tim, gan, 2 thận. Đã có trường hợp phải chia gan làm 2, sử dụng tạng tối đa để cứu người bệnh", bác sĩ Nghĩa nói.

 

Theo Theo Tri thức trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU