Vợ chồng anh chị Elvis - Cristina bế con trai Lucas chụp hình tại đồn cảnh sát - nơi có những người anh hùng đã cứu sống cậu bé.
Phòng tránh sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là một tai nạn vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến. Đó là tình trạng trẻ hít sữa vào đường thở, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, dẫn đến tình trạng thiếu oxy.
Đây là một tai nạn để lại hậu quả nặng nề nếu như không được cấp cứu kịp thời, do đó, tốt nhất, cha mẹ nên phòng tránh tình trạng sặc sữa cho con theo những lưu ý sau:
- Mẹ tuyệt đối không cho bé vừa bú vừa ngủ.
- Khi cho con bú, mẹ cũng không nên chọc trẻ cười.
- Tư thế cho con bú cần phải được chú ý, không nên để cổ của trẻ ngửa hoặc gập. Tốt nhất, mẹ nên bế con cao đầu với tư thế thoải mái.
- Cho con bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là với trẻ sinh non.
- Trong lúc bú, nếu thấy trẻ ho hoặc khóc, mẹ nên ngừng lại ngay.
- Với những trẻ bú bình, hãy lựa chọn núm vú có lỗ phù hợp với tháng tuổi, lỗ cũng không được quá to, nếu không trẻ không nuốt kịp sữa rất dễ bị sặc.
Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa, cha mẹ nên:
- Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp trên tay hoặc đùi, đầu thấp hơn cơ thể, rồi vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem con đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu con chưa hồi phục thì tiến hành ấn ngực.
- Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 tay trái ấn mạnh vào vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái, với tốc độ 1 lần/giây.
- Tiếp tục đánh giá dấu hiệu hồi phục, nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì thực hiện lại thao tác vỗ lưng - ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục (có thể là từ 6 – 10 lần). Khi con đã khóc được, hồng hào trở lại thì cha mẹ nên mau chóng đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và sơ cứu y khoa.