Chúng ta thường nhớ điều gì về quá khứ?
Muốn trải nghiệm lại cái gọi là thời kỳ huy hoàng năm xưa? Muốn quay lại làm những việc chưa thể? Từ trong cảm giác này, chúng ta tìm thấy một vài niềm vui đơn lẻ.
Valentina Stoycheva, nhà tâm lý học lâm sàng nghiên cứu rối loạn căng thẳng sau sang chấn, cho biết: "Khi bị sang chấn và căng thẳng quá độ, nỗi nhớ là một bản năng tự nhiên mà mọi người bám víu vào để tìm kiếm sự thoải mái".
Quá khứ đã được định hình và an toàn, trong khi tương lai lại đầy biến động và không chắc chắn. Hành vi hoài niệm giống như một liều thuốc an ủi cảm xúc mạnh mẽ giúp mọi người đối phó với thực tế khó khăn.
Nhưng quá khứ có thật sự là một sự tồn tại tốt đẹp?
Trên thực tế, chuyện trong quá khứ mặc dù đã xảy ra, nhưng cũng khó nắm bắt như tương lai. Bộ nhớ của chúng ta giống như một hố sâu, thông qua đó bạn có thể kết nối quá khứ và tương lai bằng một đường hầm đầy bất ổn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng cơ cấu lại ký ức sau mỗi trải nghiệm của hiện tại, chứ không phải bị động giữ nó như một lối mòn.
Nghiên cứu cho thấy nỗi nhớ không chỉ liên quan đến ký ức, mà còn bị tác động bởi trạng thái cảm xúc.
"Mọi người đang tìm cách để thoát khỏi thực tế", đây là điều mà nhiều người đang loay hoay trong thời đại ngày nay. Họ cho rằng sẽ hạnh phúc hơn khi chìm đắm vào kỷ niệm xưa. Nhưng tư tưởng này cũng bị chỉ trích nặng nề vì “ăn mày quá khứ” khiến con người bị mục ruỗng, không có chí cầu tiến và khám phá thế giới.
Nhớ về những kỷ niệm đẹp không sai nhưng khiến bản thân bị lạc lối trong quá khứ là chuyện hoàn toàn không đúng. Bạn sẽ rơi vào trạng thái trì trệ, bỏ lỡ những điều tốt đẹp của hiện tại, thậm chí là tương lai.
Không có thời gian nào là tốt nhất, cũng không có giai đoạn nào là tồi tệ nhất. Điều quan trọng là bạn phải đối mặt với “đắng cay ngọt bùi” của cả quá khứ và hiện tại, từ đó tìm thấy động lực để tiến về phía trước.
Bởi lẽ: “Chỉ khi biết ngoảnh đầu nhìn lại, bạn mới có thể thấu hiểu cuộc sống. Nhưng để sống tốt, bạn phải nhìn về phía trước”.