TRỌNG LƯỢNG (Weight): phản ánh giá thành sản phẩm, giúp bạn dễ dàng so sánh với các loại thực phẩm tương tự, hoặc chọn mua trọng lượng đóng gói tiết kiệm nhất, thường kí hiệu là “gram”.
PHẦN ĂN (Serving size): Đây là phần quy định một suất ăn có chứa lượng calo nhất định và thường được chuẩn hóa, như là trên 100 g hay 100 ml. Cách tính calo theo phần ăn là để giúp người sử dụng biết lượng calo khi tiêu thụ. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần biết trên nhãn hiệu thực phẩm là lượng calo trên một khẩu phần.
Ví dụ có 250 calo trong một khẩu phần ăn. Và lượng calo từ chất béo được thể hiện là 110 calo. Điều này có nghĩa là hơn một nửa lượng calo đến từ chất béo. Nếu bạn ăn nguyên hộp có nghĩa là bạn đã tiêu thụ 500 calo và 220 trong số đó là từ chất béo. Lượng calo tương đương 40 calo được cho là thấp, 100 calo là trung bình, 400 calo là cao.
Tiêu thụ quá nhiều calo mỗi ngày sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG (Nutrition Facts): cung cấp cho bạn thông tin về trọng lượng các chất như số gam chất béo, sodium, cholesterol, carbohydrate, chất xơ (fibre), đường…Thế nhưng thông tin trên thường không quy ra calo để bạn nắm được nhu cầu sử dụng của mình nên bạn có thể ngầm hiểu:
1 gram chất béo = khoảng 9 calories.
1 gam protein = khoảng 4 calories.
1 gam carbohydrate = khoảng 4 calories.
3-4 gram đường = 1 thìa cà phê đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bạn nên:
- Hạn chế ăn các chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa thấp nhất có thể để có chế độ ăn uống cân bằng.
- Thông thường mọi người thường không ăn đủ các chất như xơ, vitamin A, vitamin C, Canxi, và sắt trong khẩu phần ăn. Trong nhãn dinh dưỡng chúng được tô màu xanh với thể hiện “Ăn đủ các chất này”. Ăn đủ các chất này có thể cải thiện sức khỏe và giúp giảm các nguy cơ về bệnh tật. Ví dụ như ăn đầy đủ các caxi có thể giảm nguy cơ loãng xương (loãng xương có thể dẫn đến xương giòn ở một độ tuổi nhất định). Ăn uống đầy đủ chất xơ thúc đẩy chức năng của ruột. Ngoài ra một chế độ ăn uống nhiều trái cây và hoa quả, các sản phẩm ngũ cốc có chứa chất sơ, đặc biệt là sợi hòa tan, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể giảm nguy cơ bệnh tim.
Cùng tìm hiểu thêm về các chất dinh dưỡng cơ bản có ghi trên nhãn hàng hóa sau:
* FAT (CHẤT BÉO):
Chất béo là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm đóng hộp. Bạn cần chú ý đến số lượng của các loại chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đa, chất béo bão hòa đơn và chất béo chuyển hóa. Nên sử dụng thực phẩm có chứa ít chất béo và chất béo chuyển hóa. Nên nhớ, trên bao bì có ghi "fat-free" (không có chứa chất béo) không có nghĩa là không có calo (calorie-free) mà thực tế rất nhiều thực phẩm có ghi ký hiệu này đã được bổ sung thêm đường.
* PROTEIN (CHẤT ĐẠM):
Lượng protein khuyến cáo hàng ngày là 0,8-1.0 gr protein/kg trọng lượng cơ thể. Do đó cẩn thận kiểm tra hàm lượng protein có trong thực phẩm đóng gói trước khi ăn, uống để tránh dùng quá nhiều protein có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận mạn tính (với liều protein giảm còn 0.4-0.6gr/kg cân nặng)
* FIBRE (CHẤT XƠ):
Theo khuyến cáo, mỗi người nên ăn khoảng 25-30gr chất xơ mỗi ngày. Số lượng này nên chia 75% :25% cho insoluble fibre và soluble fibre. 2 cái này khác nhau như thế nào, Drug & Diet vs Disease đã có bài post về vấn đề này, các bạn tìm đọc nhé. Chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, chống táo bón, giảm mỡ máu LDL-C, làm chậm quá trính đường hấp thụ vào máu (giúp điều hóa đường huyết).
* THÀNH PHẦN KHÁC:
Những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, bị dị ứng hoặc có bệnh lý phải ăn theo chế độ riêng càng cần kiểm tra kỹ danh sách thành phần dinh dưỡng này, để xem mình có sử dụng được không.
Chúc các bạn trở thành những nhà tiêu dùng thông thái để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. |
Theo sohuutritue.net.vn