Học sinh miêu tả người thân: "Bà em không ĐÓNG lại được nên mới TÒI ra bố em", phút cuối bẻ lái nghe mà lạnh sống lưng

Vì quá ngây thơ nên nhiều khi học trò đã tạo ra những bài văn ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

Tiếng Việt là một môn học căn bản cho học sinh Tiểu học để các học sinh làm quen với mặt chữ, bên cạnh đó là rèn luyện khả năng ngôn từ, diễn đạt làm nền tảng cho sau này. Trong môn học này, "khoai" nhất có lẽ là phần Tập làm văn. Bởi ở độ tuổi này, các bạn nhỏ chưa có suy nghĩ phong phú nên luôn phải vò đầu bứt tai và cho ra những bài văn "bá đạo" không đỡ nổi.

Từ đơn giản đến phức tạp là hướng đi của các dạng bài làm văn để học sinh được làm quen dần dần và phát triển tư duy sáng tạo. Vì thế nên các dạng bài này ở Tiểu học chủ yếu chỉ xoay quanh việc miêu tả, viết ra những gì chính các em chứng kiến. Ấy vậy mà vì quá thật thà nên cũng xảy ra nhiều trường hợp dở khóc dở cười.

Cư dân mạng mới đây lại rầm rộ chia sẻ một bức ảnh chụp bài tập làm văn của một học sinh Tiểu học vì câu từ hết sức ngô nghê, tả thực quá mức và bên cạnh đó là cảm giác... lạnh sống lưng.

Bài làm miêu tả người thân trong gia đình hết sức ngây ngô của học sinh (Nguồn: Internet)

Dạng bài miêu tả người thân hẳn đã quá quen thuộc với các bạn học sinh nên chỉ cần nhìn người và diễn tả bằng lời văn là được. Nhưng oái oăm thay, học trò làm văn này lại có câu chuyện quá sức tưởng tượng nên khi tả thực vừa khiến netizen bật cười và cũng thêm phần sợ hãi.

Học trò này viết: "Bố em tên là Đỗ Văn Đóng. Bà em đẻ ra bố em. Bà em nói ngày xưa muốn đóng cũng không đóng lại được nên mới lòi ra đứa con dốt là bố em. Bố làm nghề phụ hồ, mẹ em làm nghề công ty. Bà em tương đối già nên đã nghỉ hưu. Ông em mất lâu rồi, bị hy sinh do bệnh ung thư".

Chỉ với câu chuyện nguồn gốc cái tên của bố thôi mà học trò này đã khiến ai nấy cười ngả nghiêng vì quá sức thực tế. Có lẽ bà cậu bé chỉ là muốn trêu đùa một chút cho vui nhưng ai ngờ lại bị đứa cháu thật thà mang lên cả bài văn và trở nên viral như thế. Bên cạnh đó còn trần thuật nghề nghiệp của người thân một cách dễ thương như: Nghề phụ hồ, nghề công ty...

Pha bẻ lái khiến người đọc phải hốt hoảng (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, đoạn kể về người ông đã mất của học trò này mới gây hoang mang cho cư dân mạng. Đoạn văn như sau: "Nhưng ban đêm em vẫn thấy ông về suốt. Ông hay đứng ở hồ cá nhìn vào nhà. Ông em không thích bố em vì hay nhậu. Bố em bị ngã xe ở cổng là do ông xô nhưng em nói không ai tin em. Ông rất thích em, em cũng rất thích ông".

Tuy nói ông mình đã mất từ lâu nhưng bé này vẫn khẳng định ông mình thường xuyên về nhà, vì không thích bố đi nhậu nên ông đã xô ngã bố ở cổng. Lời văn ngây thơ này khiến nhiều người không khỏi liên tưởng đến một câu chuyện tâm linh nào đó mà có lẽ học trò này cũng vô tình nghe người lớn nói chuyện.

Khi đọc xong câu chuyện này, nhiều người nhận xét cậu bé thật thà quá mức khiến cho những câu chuyện đi vào trong bài văn trở nên hài hước. Trẻ con thường ngây ngô và chưa biết dùng từ hoa mĩ hay cái gì nên và không nên đưa vào bài văn. Vì vậy, gia đình và cô giáo cần định hướng cho trẻ những gì các bé cần làm. Bên cạnh đó là tạo một môi trường sống lành mạnh thì dù có tả thực cũng không trở nên dở khóc dở cười như học trò trên.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/hoc-sinh-mieu-ta-nguoi-than-ba-em-khong-dong-lai-duoc-nen-moi-toi-ra-bo-em-phut-cuoi-be-lai-nghe-ma-lanh-song-lung-16222140109184349.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU