Mặc dù ốm nhưng bé Nhật Minh nhà chị Hằng vẫn rất ngoan, tự chơi mà không hề quấy mẹ.
Cách phòng tránh hiện tượng nôn ói, tiêu chảy ở trẻ
Theo PGS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi trung ương, nguyên nhân thường gặp nhất gây nôn và đau bụng ở trẻ em là viêm dạ dày – ruột cấp do virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus, Covid-19. Viêm dạ dày ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn hoặc trẻ ngậm tay, chơi đồ chơi bị nhiễm bẩn...
Chính vì vậy để phòng bệnh, các phụ huynh cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, đảm bảo chất dinh dưỡng, nên ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, để lâu trong tủ lạnh, sử dụng thực phẩm rõ ràng, đúng cách, hạn chế thức ăn đường phố…giữ vệ sinh thân thể vào môi trường xung quanh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Thêm vào đó, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Các bé cần được tiêm phòng đầy đủ theo tháng tuổi.
Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên hoang mang, lo lắng. Khi con mắc bệnh, việc phụ huynh nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Mẹ bỉm sữa chia sẻ cách điều trị và phòng tránh dịch nôn ở trẻ