KHEN THƯỞNG và KỶ LUẬT trẻ sao cho hiệu quả? Sau 8 năm, cô giáo tiếng Anh ở Hà Nội rút ra loạt kinh nghiệm quá hữu ích ai cũng ứng dụng được

Sau một chặng đường 8 năm đi dạy tiếng Anh, thử các kiểu khác nhau, cuối cùng cô giáo Nhung Rosie Nguyễn (Hà Nội) cũng tìm được cách mà cô cho rằng "ổn nhất" bằng cách vận dụng lý thuyết “cây gậy và củ cà rốt”.

Những chiếc ảnh thang xếp hạng cho lớp được cô Nhung thực hiện.

Khi nào cả chiếc lọ đầy kim cương, cả lớp sẽ được khen thưởng (phần thưởng do cô và cả lớp cùng thống nhất, tất nhiên cô sẽ có cách nói chuyện để hướng theo cách hợp lý nhất cho cả đôi bên - một pha bẻ lái từ thầy cô). Như vậy các con sẽ học được việc có trách nhiệm với chính mình và với tập thể lớp, không làm ảnh hưởng tới bạn. "Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu".

KỶ LUẬT

Trong lớp cô Nhung có một số quy tắc sau:

1. Sit nicely (Ngồi đẹp).

2. Speak English only (Chỉ nói tiếng Anh).

3. Don't touch your friends (Không chạm vào bạn).

4. Don't touch the toys (Không chạm vào đồ chơi).

5. Don't shout (Không la hét).

6. Listen to Ms. Rosie and friends (Lắng nghe cô Rosie và các bạn).

Để đến được những thỏa thuận này thì có lẽ thầy cô và ba mẹ có thể định hướng bằng việc sử dụng các câu hỏi về nhân – quả để các con thấy sự hợp lý của nó và đi đến đồng thuận. Lớp lớn có thể để các con tự tư duy, lớp nhỏ thì cô có thể nói trước ra và hỏi xem các bạn có đồng ý không.

Cô Nhung cho rằng, thật ra thì với các con, món quà chỉ là một phần, "sự công nhận" của thầy cô/ba mẹ kịp thời, đúng lúc con có sự tiến bộ/hành vi đẹp mới là điều con thực sự cần. Đôi khi những lời nói động viên, sự ghi nhận về con trước lớp/đám đông cũng đủ làm con vui và có động lực cả tuần. Ba mẹ và con tại nhà cũng có thể áp dụng cách này nếu có một hoặc nhiều bạn nhỏ trong cùng một gia đình để anh chị em biết yêu thương, giúp đỡ nhau.

Bên cạnh đó, kỷ luật sẽ là chuẩn nhất khi được thảo luận và đưa đến thống nhất từ 2 phía (thầy cô/ ba mẹ và con). Đây cũng là một yếu tố nhỏ mà ba mẹ/thầy cô thường quên – "áp đặt trẻ". Nhiều khi người lớn chỉ nghĩ là mình ra quy định và học sinh/các con buộc phải tuân theo.

Tuy nhiên, khi ba mẹ/thầy cô thực hành được việc tôn trọng ý kiến của trẻ thì con cũng đang được giáo dục về việc này và hình thành nên tính cách này khi đối xử với người khác trong cuộc sống. Lắng nghe quan điểm của con cũng chính là cơ hội để được hiểu con đó, nên hãy trân trọng. Hãy giải thích với con tại sao chúng ta cần có quy tắc trong lớp học/gia đình.

 

Link gốc: https://phunuvietnam.vn/khen-thuong-va-ky-luat-tre-sao-cho-hieu-qua-sau-8-nam-co-giao-tieng-anh-o-ha-noi-rut-ra-loat-kinh-nghiem-qua-huu-ich-ai-cung-ung-dung-duoc-22202227234733632.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU