Tăng cân nhanh là một trong những nỗi sợ muôn thuở của chị em phụ nữ. Một thân hình nặng nề khiến chị em bớt quyến rũ, thiếu tự tin, trông già nua hơn. Ngoài ra, hậu quả của béo phì là sức khỏe kém, năng suất lao động giảm, chất lượng cuộc sống không thoải mái và còn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường, mỡ máu và ung thư...
Thông thường, tăng cân mất kiểm soát diễn ra do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.
Tăng cân mất kiểm soát diễn ra do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao.
Trong cuộc đời phụ nữ, có những thời điểm dễ bị tăng cân vì trải qua giai đoạn sinh lí tự nhiên đó là: Giai đoạn tuổi dậy thì , thời điểm mới tốt nghiệp đại học, khi kết hôn và sinh con, sau tuổi 35 và trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không hề nhận ra được sự thay đổi trong cân nặng của mình, đến khi cơ thể đã quá nặng nề mới ý thức được điều này thì rủi ro tài phá sắc đẹp và sức khỏe là rất lớn.
Mỗi phụ nữ nên lắng nghe cơ thể mình, nếu nhận thấy gần đây bạn có 8 dấu hiệu dưới đây tức là cơ thể đang béo lên rất nhanh.
1. Bỗng cảm thấy cơ thể lười biếng, cả ngày chỉ thấy buồn ngủ
Cảm giác thèm ngủ không phải điều gì xấu xa nhưng nếu bạn đã ngủ cả ngày mà vẫn còn có cảm giác muốn được nằm mãi trên giường thì hãy xem lại.
Nghiên cứu cho thấy ở những người béo phì dường như ngày càng trở nên lười biếng hơn so với trước đây. Khi họ làm việc, họ luôn cảm thấy buồn ngủ. Khi họ thèm ăn, họ lập tức gọi đồ ăn nhanh thay vì tự nấu nướng và dù đã ngủ đủ nhưng họ lại ngáp suốt ngày.
Nếu có những dấu hiệu trên mà không bị ốm hoặc đang mang bầu, hãy coi chừng chất béo bắt đầu tích tụ trong cơ thể.
2. Sự thèm ăn tăng lên, mỗi ngày ăn nhiều bữa phụ nữ
Đừng chủ quan nếu mỗi ngày bạn đều thèm ăn sữa chua, sau đó ăn hoa quả, rồi lại thèm rất nhiều đồ ăn nhẹ trong quá trình làm việc... vì đó là dấu hiệu sự thèm ăn tăng lên.
Theo nghiên cứu, hầu hết tất cả những người có cân nặng dư thừa đều gặp tình trạng "đói giả", nghĩa là họ không có nhu cầu ăn uống nhưng cơ thể vẫn háo hức theo bản năng để thỏa mãn vị giác. Sau một thời gian ăn uống thoải mái, sử dụng nhiều đồ ăn vặt thì chuyện cân nặng thay đổi là hoàn toàn dễ hiểu.
3. Không tập thể dục quá nửa tháng
Chỉ ăn và ngủ mà không hề tập thể dục là nguyên nhân quá dễ hiểu của việc tăng cân khó kiểm soát.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cho dù bạn có giảm cân hay không thì một kế hoạch tập luyện đơn giản vẫn là cần thiết. Đặc biệt là sau 25 tuổi, quá trình trao đổi chất sẽ giảm dần, nếu không vận động bạn rất dễ bị đầy hơi hoặc tích mỡ.
4. Thời gian này thường xuyên khát nước
Đột nhiên thấy miệng rất khô và có nhu cầu uống nước rất nhiều có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng muối trong cơ thể bạn quá lớn dẫn đến thiếu nước. Trong trường hợp này, ngoài việc kiểm soát lượng muối sử dụng hàng ngày, bạn càng nên bổ sung nhiều nước bởi nếu để cơ thể "khát khô" thì tốc độ phân hủy và tiêu thụ chất béo sẽ chậm lại và kết quả là sự tích tụ chất béo.
Mỗi ngày bạn nên sử dụng 1500-2000ml nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng trà hoặc cà phê, tuy nhiên không nên sử dụng thay nước lọc vì sẽ gây tăng cân rất nhanh.
5. Mệt mỏi quá mức
Mệt mỏi và căng thẳng sẽ làm cho hormone cơ thể thay đổi, đó cũng là một nguyên nhân gây tăng cân rất nhanh. Hormone thay đổi có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên và gây béo phì.
Ngoài ra, căng thẳng và mệt mỏi cũng thường đi kèm với việc ít vận động. Thói quen sinh hoạt này cũng có thể khiến mỡ tích tụ ở bụng, đùi và mông nhiều hơn. Nếu bạn đang làm công việc văn phòng và cần phải ngồi trong một thời gian dài, tốt hơn là thường xuyên đứng dậy và uống một ly nước, thực hiện một vài bước vận động cơ thể.
6. Không thử bước lên cân trong hơn một tháng
Đối với người đang trong quá trình giảm cân , việc thường xuyên kiểm tra cân nặng thực sự quan trọng vì nó thể hiện chế độ giảm cân của bạn có đang hiệu quả hay không và đồng thời tạo động lực để bạn cố gắng.
Là phụ nữ càng đặc biệt phải quan tâm đến cân nặng, đừng bỏ bê cơ thể trog một thời gian dài vì như vậy dễ gây tăng cân ngoài ý muốn. Tốt nhất nên thực hiện kiểm tra trọng lượng cơ thể mỗi tuần một lần.
7. Chế độ ăn uống không đều
Thói quen ăn uống không đều, hay bỏ bữa sáng có thể gây ra sự bài tiết bất thường của các hormone cơ thể, đặc biệt là các hormone như "leptin" được sử dụng để ức chế tổng hợp chất béo.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên bỏ bữa sáng có thể tăng 4,5 lần khả năng béo phì.
8. Cơ thể xuất hiện táo bón
Táo bón sẽ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề mà còn khiến quá trình trao đổi chất của bị chậm lại, tích tụ chất béo, hình thành mỡ và làm hỏng hệ thống tiêu hóa của ruột. Nếu thời gian này bạn thường xuyên bị táo bón, bạn phải chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung chất xơ và uống đủ nước, như vậy quá trình đại tiện sẽ diễn ra trơn tru hơn rất nhiều.
Theo Zhuanlan
Theo Tri Thức Trẻ