1. Gọi ngay đến đường dây nóng
Để được tư vấn cách lưu giữ chứng cứ, thủ tục pháp lý:
- Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: 18001567.
- Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TP HCM: 18009069.
- Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP HCM: 1900545559
-
Cha mẹ cần báo ngay với cơ quan chức năng khi phát hiện vụ việc như Tổ dân phố, Công an phường, Hội phụ nữ
(Ảnh minh hoạ: Internet)
- 2. Giữ bình tĩnh
Cha mẹ cần báo ngay với cơ quan chức năng khi phát hiện vụ việc như Tổ dân phố, Công an phường, Hội phụ nữ (nơi gần nhất hoặc nơi mình sinh sống).
3. Giữ nguyên hiện trường
Đối với trẻ mới bị xâm hại, cha mẹ không nên vội vã tắm rửa cho con, dẫn tới vô tình xóa đi dấu vết thủ phạm.
Những dấu vết như: Vật dụng sinh hoạt, tin nhắn điện thoại, mảnh giấy, sợi vải, sợi tóc, vết xước, dấu răng, máu, dịch… có thể sẽ rất hữu ích cho điều tra.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ trong buổi tuyên truyền về kiến thức pháp luật cho phụ nữ, trẻ em |
4. Lưu lại chứng cứ
Cha mẹ cần lưu lại mọi chứng cứ có liên quan đến việc xâm hại, nhằm giúp công an phá án như: hình ảnh, máy tính, điện thoại.
5. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ quan y tế thăm khám và làm ngay đơn tố cáo kèm theo kết luận của cơ quan y tế.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cũng khuyến cáo:
- Cha mẹ không nên la mắng, không nên giận con. Cha mẹ càng không nên chần chừ, để sau khi con bị xâm hại một thời gian dài mới đi tố cáo. Vì khi đó, việc thu thập chứng cứ rất khó khăn.
- Cha mẹ nên: Nhẹ nhàng khen con đã tin tưởng ba mẹ, nói cho ba mẹ mọi chuyện. Cha mẹ cũng khẳng định với con là việc bị xâm hại không phải là lỗi của con.
- Hỏi han, gợi mở để trẻ nói ra những gì đã trải qua, từ đó cha mẹ và cơ quan chức năng sẽ có cách ứng xử tiếp theo.
Theo sohuutritue.net.vn