Nói tới giới tính của con cái, rất nhiều bố mẹ sẽ cảm thán: nuôi dạy con trai mệt hơn nhiều so với con gái. Nuôi dạy con cái quả thật là có sự khác biệt giữa nam và nữ. Khi đặt trong thế so sánh, dường như bé trai sẽ hiếu động, không nghe lời hơn.
Trên thực tế, trí tuệ, thể lực, ngôn ngữ và sự phát triển giới tính của con trai sẽ muộn hơn con gái, cái “mệt” của việc nuôi dạy con trai có lẽ là do bố mẹ đã nhận thức sai về đối tượng, cách thức giáo dục còn chưa đúng.
Vậy thì trong quá trình con trai trưởng thành, bố và mẹ nên hành động như thế nào mới là cách thức nuôi dạy con trai tốt hơn?
Mẹ không nên càm ràm
Có một lần, khi tôi ở dưới khu chung cư đã nhìn thấy một bé trai khoảng 4, 5 tuổi đang leo lên dốc, cứ lên lên xuống xuống, không màng tới nguy hiểm. Mẹ cậu bé đi tới, bắt đầu càm ràm: “Không được leo trèo nữa! Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi, sao con không chịu nghe lời thế hả? Con đúng là không biết làm việc vất vả như nào, làm quần áo bẩn thành cái gì đây hả! Về nhà mẹ lại phải giặt nữa...”.
Người mẹ nói ngày càng nhanh, thái độ ngày càng dữ dằn.
Thật ra từ góc độ dạy dỗ con cái, con trai leo trèo là trải nghiệm hiển nhiên, là trải nghiệm vui vẻ. Từ góc độ của người mẹ mà nói, việc leo trèo là hành động có mức độ nguy hiểm nhất định, mẹ sẽ phải đối mặt với nỗi sợ hãi rằng con có thể bị thương.
Kết quả của việc càm ràm đó chính là: Con trai không nghe lời, mẹ có càm ràm nữa thì cậu bé vẫn cứ chơi đồ của mình, lúc này mẹ sẽ càng giận hơn, lại càng nói nhiều hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra: Não bộ của con gái xử lí tốt hơn với ngôn ngữ, còn con trai lại rất yếu trong khoản này. Con gái thường biết nói sớm hơn con trai, hơn nữa năng lực biểu đạt cũng ổn hơn.
Mẹ là giới tính nữ, vì vậy càng cẩn thận trong việc nuôi dạy con cái hơn, càng giỏi trong việc biểu đạt (nói nhiều) hơn. Một khi con cái không nghe lời hoặc nghịch ngợm, leo lên trèo xuống, mẹ sẽ dễ phản ứng thái quá, sẽ nói rất nhiều.
Trong số những hành động có thể dẫn tới sự phản kháng kịch liệt của con trai, “sự lải nhải của mẹ” chắc chắc xếp ở vị trí đầu tiên.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nhận ra, con trai sẽ “lựa chọn việc giả điếc”, thật ra đây là một loại “bảo vệ chính mình” của trẻ. Con trai không muốn trực diện tiếp nhận sự lải nhải của mẹ, vậy nên sẽ giả vờ không quan tâm tới bạn.
“Càm ràm” còn mang tới những tổn thương sâu sắc: phá vỡ cảm giác an toàn trong tâm hồn bé trai, sẽ khiến con cảm thấy mình làm bất cứ chuyện gì cũng sẽ có người trách mắng cậu bé, dần dần cậu bé không dám đi khám phá thế giới nữa. Bé trai mất đi “dũng khí” giống như đại bàng bị chặt mất đôi cánh, không cách nào tung bay giữa bầu trời bao la.
Người mẹ sáng suốt sẽ hiểu được: Trong quá trình nuôi dạy con trai, yêu thương, quan tâm, che chở là điều quan trọng nhất; càm ràm, không ngừng dặn dò là điều nhất định phải cảnh giác.
Mẹ không nên kiểm soát con
Người mẹ của Chu Triêu Dương trong “Góc khuất”, Chu Xuân Hồng là người mẹ có “tính kiểm soát” điển hình. Bà ấy không cho phép con trai có bất kì góc riêng tư nào, “có gì không thể nói với mẹ chứ” là chấp niệm của bà ấy. Chu Triêu Dương muốn học bơi, khi đi tâm thường mang kính bơi vào tập nín thở, Chu Xuân Hồng nhìn chằm chằm hồi lâu rồi nói: “Con đi tắm thì mang kính bơi làm gì?”
Bà hâm nóng một ly sữa cho con trai, con trai đang đọc sách nên nói là lát nữa sẽ uống. Bà ấy cảm nhận “uy quyền” của mình đang bị khiêu chiến, liền ép con phải uống ngay.
Bà mẹ có tính kiểm soát thường sẽ biến nguyên tắc và yêu cầu của mình thành điều hiển nhiên, không hề quan tâm tới cảm nhận và suy nghĩ của con trai. Chu Xuân Hồng nghĩ rằng “toàn tâm toàn ý” với con trai là tốt, nhưng về bản chất, bà ấy không hề coi con cái như người độc lập mà trở thành một “vật phẩm”, là hy vọng mang lại hào quang cho bản thân mình, cuối cùng khiến Chu Triêu Dương từ học sinh ngoan trở thành một học sinh hư.
Rất nhiều bố mẹ có một loại lo lắng sâu sắc với con cái. Họ cho rằng khi con cái trong quá trình lựa chọn tuyệt đối không thể phạm sai lầm, cũng không thể chấp nhận việc con cái làm gì sai sót. Nhưng tính kiểm soát quá mạnh ngược lại sẽ khiến con cái mất đi quyền lợi tự chủ, đi theo hướng ngược lại.
Sự khống chế của mẹ với con cái không phải là yêu mà là tổn thương
Người mẹ có tính kiểm soát lấy danh nghĩa là “yêu thương”, nhưng thực tế lại là “tổn thương”. Bố mẹ vốn muốn tốt cho con, nhưng lại tước đoạt đi quyền tự chủ của con cái.
Một lời thoại của mẹ Thẩm Quang Diệu trong bộ phim điện ảnh “Vô vấn Tây Đông” khiến người ta cảm động sâu sắc: “Ban đầu con muốn rời khỏi nhà, đi đến một nơi xa như vậy học hành, bố con và mẹ đều không phản đối. Bởi vì bố mẹ nghĩ cho con, muốn con có thể hưởng thụ niềm vui của cuộc đời. Ví dụ như con đường học hành, ví dụ như kết hôn, sinh con với người con thích, mục đích không phải vì cho bố mẹ được bế cháu nội mà là cho chính con, để con có thể hưởng thụ niềm vui của người làm cha làm mẹ.”
Người mẹ thoải mái như này khiến người ta tán thưởng: Đầu tiên bà đã suy nghĩ cho con trai, phải làm thế nào để con trai có thể sống tốt chứ không phải lấy danh nghĩa yêu thương, đặt trọng trách nặng nề lên vai con, không để con sống vì bố mẹ.
Người mẹ thông minh cho con cái tự do, chứ không phải đặt những kỳ vọng của mình lên người con. Người mẹ thông minh cho con cái không gian, để con có quyền làm chủ chính cuộc đời của mình.
Bố ở bên con nhiều hơn
Một nhà văn Trung Quốc từng chia sẻ những chuyện thú vị giữa ông và con trai: Có một lần, khi ông ở cạnh con trai đã ngồi nghịch điện thoại. Con trai yêu cầu: “Bố, bố chơi với con đi!” Ông không ngẩng đầu lên, cứ thế nói: “Bố đang chơi với con mà!”. Con trai tức giận chỉ vào điện thoại ông, nói: “Bố nào có chơi với con!”
Trong cuộc sống, có không ít người bố đều “chơi” với con như vậy. Trong quá trình nuôi dạy con trai, mẹ thường là người chủ chốt, nhưng trên thực tế, đối với sự trưởng thành của con trai mà nói, bố có tác dụng hết sức quan trọng.
Một chuyện mà bố nên làm nhất chính là ở bên cạnh con trai. Một người bố tốt nên bỏ thời gian ra chơi cùng với con, hơn nữa như vậy còn giúp con cái hiểu bố hơn.
Con trai cảm thấy có thể hiểu được bố đang làm gì, có thể tham gia vào trong công việc của bố là chuyện rất có thành tựu. Trong hiện thực, rất nhiều ông bố chắc sẽ nói, công việc của bố rất bận, thường phải đi công tác, ở bên con cái là điều rất khó.
Nhà tâm lý học đã chỉ ra: bố thường đi công tác cũng không sao cả, chỉ cần sau khi về nhà có thể chơi những đồ con trai có thể chơi với con trai chính là sự bầu bạn cao nhất. Ví dụ, bố có thể chơi trò “đánh nhau” với con trai. Trong quá trình đánh nhau có vô tình làm con đau, vậy cũng không sao, bởi vì đánh đau cũng là quá trình giúp cậu bé học hỏi.
Một vài hành động đối với con trai, bố và mẹ sẽ có những thái độ khác nhau:
Lấy việc leo trèo, nghịch bẩn làm ví dụ, con trai cả người lấm lem, mẹ sẽ nói mau đi lau sạch đi, bố sẽ nói không sao. Bố đưa con trai đi sửa xe đạp, thay bóng điện, bảo dưỡng xe ô tô... Những việc như này có thể khiến con trai biết được những chuyện này là chuyện mà đàn ông nên làm. Dưới sự ảnh hưởng của bố, trong sự bầu bạn của bố, những thứ con trai học được sẽ vượt qua sức tưởng tượng của bạn.
Con trai được bố ở bên sẽ càng dũng cảm, biết gánh vác và chịu trách nhiệm hơn.
Bố là tấm gương của con
“Quan niệm nuôi dạy con cái” của ông bố ba con, Hoắc Kỷ rất đơn giản, có tổ chức, có cơ sở. Ông từng đăng ảnh đưa con trai ra ruộng cấy lúa trên Weibo. Một nhà ba người, dưới ánh nắng gay gắt, xắn ống quần lên, khom lưng xuống, cấy mạ vào trong ruộng, tay chân đều lấm lem bùn đất. Sau đó, trong căn nhà tồi tàn, làm một bữa cơm đơn giản, cả nhà cùng ngồi ăn với nhau.
Dưới sự giáo dục như này, con cái đương nhiên trải nghiệm được ý nghĩa của lao động, cũng hiểu được làm ra được từng hạt gạo chẳng dễ dàng gì, chúng sẽ càng trân trọng đồ ăn hơn.
Hoắc Kỷ còn chia sẻ cảnh cùng con xuống bếp nấu cơm, khi bố con chế tạo xong một món ăn, trong nụ cười tràn ngập cảm giác thành tựu. Cơm ngon hay không không phải trọng điểm, trọng điểm là từ đầu tới cuối, bố con cùng nhau làm, cùng nhau chia sẻ.
Con trai Hoắc Kỷ sinh ra trong gia đình giàu có nhưng có thể chịu khổ, năng lực làm việc tay chân rất ổn, giàu có nhưng không kiêu ngạo.
Bố là tấm gương tốt nhất của con trai.
Người bố khiêm tốn cho con trai tình yêu thương giản dị, từ tận đáy lòng. Bố dựng lên một tấm gương tốt, con trai sẽ càng thêm độc lập, kiên cường, nhiệt tình, càng có ý thức về bản thân mạnh mẽ hơn.
Bố mẹ đều là những người có thời hạn. Nuôi dạy con trai, bố mẹ nên trân trọng thời gian ở bên con cái, đứng đúng vị trí của mình, mẹ “lùi” một bước, bố “tiến” một bước. Một người mẹ bình tĩnh, một người bố nhiệt tình, thoải mái, sự trưởng thành của con trai mới càng thêm xán lạn.
Theo soha.vn