Không mang thai nhưng ngực tiết sữa non: Cẩn thận với bệnh u tuyến yên

Ngày 22.6 vừa qua, thấy mình không mang thai nhưng ngực thường xuyên tiết ra sữa non và hay bị rối loạn kinh nguyệt, chị T.L đã tìm đến Phòng khám phụ sản thăm khám.

Các bác sĩ phát hiện nồng độ hormone tuyến yên trong máu tăng cao bất thường: Prolactin tăng lên 1345 µU/mL (bình thường < 627="" µu/ml="" ở="" phụ="" nữ="" không="" mang="" thai)="" nên="" chỉ="" định="" chụp="" cộng="" hưởng="" từ="" sọ="" não.="" khi="" quan="" sát="" vùng="" tuyết="" yên,="" bác="" sĩ="" phát="" hiện="" vùng="" này="" đang="" có="" một="" khối="" u="" kích="" thước="" khoảng="" 4,2="" x="" 7,5="">

Tuyến yên hay tuyến não thùy là một trong những tuyến nội tiết tố quan trọng của cơ thể. Bộ phận này nằm ở sàn não, phía sau mũi và ngay dưới giao thoa thị giác (nơi hai dây thần kinh thi giác gặp nhau). Tuyến yên kích thước tuy nhỏ nhưng lại “có võ”. Vì đây là nơi cơ thể tiết hormone kích thích sinh trưởng, kích thích tuyến giáp và điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone).

Các triệu chứng của u tuyến yên rất giống nhiều bệnh khác và không phải khối u tuyến yên nào cũng gây ra triệu chứng, nên thường bị chúng ta lơ là cảnh giác. Khi bị u tuyến yên, loại hormone nào do khối u tăng cường sản sinh sẽ gây ra những biểu hiện đặc trưng của loại hormone đó. Bao gồm:

- Thiếu hormone: khối u lớn làm tuyến yên suy giảm hoặc mất chức năng sản xuất hormone, gây tình trạng thiếu hormone. Biểu hiện thường gặp là buồn nôn, suy nhược, hay thấy lạnh, rối loạn chu kì kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, thay đổi cân nặng bất thường.

- Tăng tiết hormone tăng trưởng: khối u làm cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng và gây ra triệu chứng: bàn tay phì đại, đổ mồ hôi, đau khớp, tăng huyết áp, mọc nhiều lông,..

- Tăng tiết hormone vỏ tuyến thượng thận: gây tăng huyết áp, nổi mụn, yếu xương, dễ bần tím, dễ bị kích động, mỡ tích tụ vùng bụng và phía trên lưng, gương mặt tròn như trăng rằm…

- Tăng tiết hormone prolactin: Khi tuyến yên kích thích tăng sinh prolactin sẽ làm phụ nữ trong độ tuổi mang thai dễ bị vô sinh. Prolactin cao có thể ngăn trứng phát triển và rụng trứng ở phụ nữ. Ở mức độ nhẹ, người bị prolactin cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không đủ hormone progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ gây vô sinh. Mức độ năng hơn thì người phụ nữ sẽ bị chậm kinh, tắc kinh và mất hoàn toàn khả năng có con.

- Tăng tiết hormone tuyến giáp: u tuyến yên kích thích tăng tiết hormone tuyến giáp, làm tuyến giáp sản sinh nhiều thyroxine. Gây ra sụt cân, nhịp tim bất thường, vã mồ hôi, thường xuyên có nhu động ruột…

Đàn ông bị u tuyến yên có thể bị rối loạn cương dương, mất ham muốn tình dục, rụng tóc, thậm chí cũng có khả năng tiết sữa như chị em.

Bạn không nên chủ quan khi thấy nội tiết có những thay đổi bất thường. Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, đa số các khối u tuyến yên đều là khối u lành tính không gây ung thư. Nếu được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh nhân có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Có nhiều lựa chọn trong việc điều trị u tuyến yên, bao gồm việc loại bỏ khối u, dùng thuốc kiếm soát sự phát triển của u và kiểm soát lượng hormone trong cơ thể.

Các các sĩ cũng khuyên chị em nên thường xuyên thăm khám sức khỏe của mình. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hay bỏ thuốc trong toa được kê. Báo với bác sĩ khám bệnh biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang uống trong mỗi lần tái khám.

Vì vậy nếu có ít nhất 1 trong 3 biểu hiện: suy giảm thị lực nghiêm trọng, tiết sữa khi không mang thai và kinh nguyệt không đều thì nên đến các phòng khám chuyên khoa khám và điều trị sớm. 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU