Cái giá phải trả cho sức khỏe là "vô giá"
Trong thời gian gần đây, thế giới liên tiếp đón nhận hai tin tức gây chấn động.
Thứ nhất là sự ra đi của Chadwick Boseman, anh hùng của bộ phim ăn khách "Black Panther" của Marvel. Anh ra đi vì căn bệnh ung thư ở tuổi 43.
Thì ra, siêu anh hùng cũng chỉ là người, cũng không thể chiến thắng được sự bào mòn của bệnh tật.
Chadwick Boseman a đi vì căn bệnh ung thư ở tuổi 43
Thứ hai là Shinzo Abe, thủ tướng thành công và được biết đến rộng rãi nhất sau chiến tranh của Nhật Bản, ông từ chức sau 8 năm liên tiếp đảm nhận chức vụ này.
Nguyên nhân là bởi căn bệnh viêm loét đại tràng kinh niên, và ông không muốn bệnh tình của mình dẫn tới sai lầm khi đưa ra các quyết định quan trọng.
Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe
Ở đây, chúng ta không bình luận về việc ông Abe có phải một thủ tướng tốt hay không, chỉ là sự ra đi của Chadwick Boseman và việc ông Shinzo Abe nghỉ hưu vì lý do sức khỏe đã một lần nữa cảnh tỉnh chúng ta rằng, sức khỏe, nó công bằng với tất cả mọi người.
Dù bạn có quyền cao chức trọng tới đâu, dù bạn có giàu có tới đâu, khi bạn đã hao mòn sức khỏe của mình, bạn đều sẽ phải gánh hậu quả rất lớn.
Trên thế gian này, không có gì quan trọng hơn sức khỏe, bệnh đến như núi đổ, bệnh đi như sợi tơ, chỉ khi bệnh tật đè lên người rồi, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra rằng, thì ra những mong muốn đời thường nhất, cũng có ngày trở nên xa xỉ tới như vậy.
Nửa đời sau, thứ mà bạn phấn đấu không còn là tài sản, là danh vọng hay địa vị nữa. Nửa đời trước dùng mạng đổi tiền, nửa đời sau chưa chắc đã được ngồi hưởng thụ những thứ đó.
Có câu nói rất hay rằng: Đời người sống được vài chục năm, giàu có bạc triệu cũng được, nghèo khó rách rưới cũng chẳng sao, tất cả đều chỉ là ngọn gió thoảng qua, tiền dù có quan trọng, cũng phải có sức khỏe thì mới kiếm được.
Công việc, đúng là cần tới nhiệt huyết, nhưng tuyệt đối đừng nhiệt huyết tới mức đem sức khỏe của mình ra đánh cược.
Nửa đời sau, học cách "sợ"
Hai năm trước, diễn viên nổi tiếng Lưu Đức Hoa, người được mệnh danh là một trong "Tứ đại thiên vương" của Hồng Kông đã tham gia một chương trình phỏng vấn.
Trong chương trình, MC hỏi: Đóng phim đã nhiều năm như vậy, anh đã từng sợ điều gì chưa?
Lưu Đức Hoa nói: "Năm 2017 khi quay quảng cáo ở Thái Lan, tôi đã bị ngã ngựa, rách xương chậu nghiêm trọng, lúc đó tôi thậm chí còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ đứng dậy được nữa"
Mặc dù sự việc đã xảy ra được 2 năm, nhưng giờ nhớ lại anh vẫn không khỏi bồi hồi: "Sau lần đó, tôi bắt đầu thấy sợ, chỉ đơn giản là sợ, cái gì cũng sợ."
MC tiếp tục hỏi: Vậy giờ anh đang sợ cái gì?
Lưu Đức Hoa nghẹn ngào nói ra một chữ: "Nhà"
Đóng phim suốt hơn 30 năm, Lưu Đức Hoa luôn hết mình cho tất cả những vai diễn của mình, xông pha ngày cả trong những cảnh phim nguy hiểm, cái danh "Ảnh đế" của anh cũng là dùng chính tính mạng, sức khỏe của mình để đổi lại.
Trải qua một sự cố nhớ đời, Lưu Đức Hoa cuối cùng cũng đã biết sợ. Sợ người nhà vì mình mà phải lo lắng, sợ mình không chăm sóc được gia đình…
Vài ngày trước, một MC nọ đăng một tấm ảnh mình ở trong viện lên trang cá nhân.
Khó có thể tin được rằng người bệnh xanh xao gầy rộc ấy lại từng là một MC rất có duyên và hóm hỉnh trên sân khấu.
Anh còn đùa rằng từ nay mình không thể uống rượu được nữa, đúng là trong cái vui cũng có cái buồn.
Bước vào tuổi trung niên, cơ thể xuống dốc là quy luật rất tự nhiên.
Lúc 20, 30 tuổi, chúng ta quen dựa vào sức sống của tuổi trẻ mà phung phí cơ thể, cho rằng sức khỏe là vô hạn.
Nhưng khi tới một giai đoạn nào đó, đột nhiên bạn sẽ phát hiện ra, mình không cố nổi nữa, cơ thể không đau chỗ này thì cũng mệt ở chỗ kia.
Nhà triết học người Hà Lan, Baruch Spinoza, từng nói: "Duy trì sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người."
Trong chúng ta, có bao nhiêu người xem sức khỏe là trách nhiệm của bản thân?
Có mệt ra sao, nếu cố được thì vẫn cứ cố, không được thì uống thuốc giảm đau rồi lại tiếp tục, đây chính là tấm gương phản chiếu thực tế nhất của rất nhiều người.
Nhà văn người Áo, Stefan Zweig nói: "Một người khi còn trẻ, việc ngu ngốc đó chính là luôn nghĩ rằng bệnh tật và tử thần sẽ chỉ ghé thăm người khác."
Thực ra, con người ta ai cũng chỉ là xác thịt phàm trần, không ai có thể tránh được sự bào mòn của thời gian.
Biết sợ trước sức khỏe, trước cơ thể của mình, chẳng có gì đáng hổ thẹn hay xấu hổ cả.
Sống ở đời, tiền hết có thể kiếm tiếp, nhưng mạng không còn thì chính là game over.
Cái gì mất đi rồi cũng có khả năng tìm lại được, chỉ có sinh mạng là không thể.
Không ốm không đau, chính là cuộc sống tuyệt vời nhất
Trong bộ phim điện ảnh Trung Quốc có tên "Tôi không phải dược thần", có một phân đoạn khá ấn tượng như này:
Một bà lão nói:
"Một lọ thuốc giá 4 vạn tệ (khoảng 138 triệu đồng), tôi bệnh 3 năm, dùng trong 3 năm, ngần ấy tiền là tiền nhà tiền ăn tiền nuôi sống cả một gia đình, bao nhiêu tiền làm ra đều dồn hết vào thuốc thang cho tôi… Tôi không muốn chết, tôi muốn sống."
Có người nói, thế gian có hai nơi có thể khiến con người ta học được cách trân trọng bản thân hơn, một là bệnh viện, hai là nhà hỏa táng.
Một lần bệnh nặng có thể khiến cả gia đình rơi vào cảnh khốn cùng.
Đứng trước phòng bệnh ICU, những đồng lương mọn của chúng ta quả thực quá ít ỏi.
Có người từng nói: "Khoảnh khắc cận kề cái chết mới chính là bài học đắt giá nhất trong cuộc sống."
Trước khi tới bệnh viện, chúng ta luôn phiền não những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, không chịu khuất phục trước số phận.
Nhưng chỉ cần ở trong phòng ICU một ngày, bạn sẽ cảm thấy hối hận vì đã quá tệ bạc với cơ thể của mình.
Có câu nói rằng: Bệnh tật chính là bát "súp gà" tuyệt vời nhất, và sợ chết cũng vậy.
Không phải ai cũng có thể không bệnh không tật mà sống hết cả cuộc đời; khỏe mạnh, minh mẫn tới già, chính là may mắn lớn nhất.
Sống cho thật tốt, chính là tất cả.
Rất nhiều người nói, 2020, nếu có thể bắt đầu lại thì tốt quá.
Có một tin tức nói rằng, ở nước ngoài, cứ 18s lại có một bệnh nhân ra đi vì dịch bệnh.
Sinh mạng, thực ra nó mỏng manh và yếu đuối hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Nhà văn Pháp Michel Eyquem de Montaigne nói: "Sức khỏe là món quà quý giá và công bằng nhất mà tự nhiên có thể chuẩn bị cho mỗi chúng ta."
Sinh mệnh chính là đường một chiều, không ai có đất để hối hận, cũng chẳng thể quay đầu lại.
Ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc điều độ hợp lý, những chuyện trông có vẻ rất bình thường này, thực ra mới chính là những việc lớn mà một người cần làm.
Ngay cả khi bạn cưỡi được mây, ngộ nhỡ mây đột nhiên thay đổi, sức khỏe bạn lại xảy ra vấn đề, vậy thì mọi thứ chẳng phải sẽ rơi vào hư vô rồi ư?
Vì vậy, dù giấc mơ của bạn có lớn tới đâu, công việc có bận rộn tới đâu, cũng đừng lấy tính mạng của mình ra làm trò đùa. Lấy cơ thể ra để cược lấy tương lại, bạn cược không nổi, lại càng không gánh được hậu quả khi đã thua.
Một tác gia từng nói:
"Đời người chẳng qua cũng chỉ là thất thập, trừ đi 10 năm thơ ấu, 10 năm già yếu, chỉ còn lại có 50 năm. Trong 50 năm ấy, lại phân ra ngày và đêm, nên chỉ còn lại 25 năm. Chưa kể gặp phải phong ba bão táp, bệnh tật, thảm họa tự nhiên… vậy bạn còn lại được mấy năm?"
Cuộc đời quả thực không dài, vì bản thân và vì cả gia đình, hãy trân trọng sức khỏe của mình!
Cuộc đời là đường chạy marathon, người mới bắt đầu đã chạy nhanh nhất chưa tính là thành công, ổn định chạy về tới đích mới là mục tiêu.
Khi bạn lựa chọn đồng hành cùng sức khỏe, cuộc đời bạn sẽ ngập tràn cầu vồng; khi bạn lựa chọn chạy đua với sức khỏe, ngay từ đầu, bạn đã xác định là sẽ thất bại rồi.
Vì vậy, cuộc sống dù có khó khăn tới đâu, cũng làm ơn hãy đối xứ với mình tốt một chút. Đừng để cơ thể không bắt kịp được với những ước mơ, đừng để tất cả những khát khao đẹp đẽ, cuối cùng lại chỉ có thể là sự tiếc nuối.
Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/khong-om-khong-dau-moi-la-cuoc-doi-vien-man-song-thu-phan-cao-nhat-chinh-la-hai-chu-khoe-manh-52020131021412135.htm
Theo ttvn.vn