Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố rà soát, có phương án cụ thể báo cáo vào 20/9 để có phương pháp, giải pháp triển khai hiệu quả nhất sau ngày 21/9.
Các giải pháp thực hiện theo nguyên tắc phòng chống dịch đặt lên hàng đầu, từ đó tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh...
Đây là một tin vui đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong điều kiện ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang ăn sâu vào từng doanh nghiệp.
Đại diện BQL KCN đề nghị các doanh nghiệp thành lập tổ xét nghiệm tự nguyện tại doanh nghiệp, phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho người lao động định kỳ. Ngoài ra, cần thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ người lao động, bố trí người lao động theo phương châm 4 cùng: Cùng ở - Cùng đi làm - Cùng làm phân xưởng/tổ - Cùng ăn; quy định về vị trí ngồi ăn cố định đối với từng người theo từng ca; hoặc vị trí chỗ ngồi cố định trên xe đưa/đón (nếu tổ chức đưa đón tập trung)...
Bà Lan Hương (doanh nghiệp trồng hoa công nghệ cao tại huyện Mê Linh) cho biết, đợt dịch thứ 4 đã khiến nguồn cung ứng nguyên liệu đứt gãy, giá cả tăng, trong khi mặt hàng hoa không phải là thiết yếu nên hàng nghìn cây hoa ly của cơ sở không thể tiêu thụ. Ước tính thiệt hại của doanh nghiệp lên tới gần 10 tỷ đồng. “Doanh nghiệp vẫn đang chờ “nới lỏng” để tái khởi động sản xuất, phục hồi lại trạng thái hoạt động ban đầu”, bà Lan Hương nói.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất "3 tại chỗ", đa số đã "thấm mệt" vì gánh nặng chi phí sản xuất. Ông Minh (chủ doanh nghiệp sản xuất tại huyện Hoài Đức) cho biết, hiện tại, doanh nghiệp đang có hơn 200 công nhân sản xuất “3 tại chỗ”, khiến chi phí mỗi ngày tăng lên 40 triệu đồng.
Đề nghị giảm thuế VAT để kích cầu
Theo Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội (BQL KCN), từ thời điểm Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại các KCN ở thành phố có 549 doanh nghiệp được phê duyệt phương án sản xuất an toàn “3 tại chỗ”, hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” , hoặc hỗn hợp các phương án. Trong đó có 535 doanh nghiệp đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng số lao động tham gia sản xuất đến thời điểm báo cáo mới đây là 110.000 lao động (đạt 68%). Có 126 doanh nghiệp đang phải tạm dừng hoạt động.
Theo nhận định của BQL KCN, phương thức “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” vẫn có nhiều bất cập, không thể kéo dài quá lâu.
Nhằm phục hồi, thúc đẩy các hoạt động sản xuất bám sát theo tiến độ khống chế dịch bệnh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng trên địa bàn thành phố, tạo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế, BQL KCN đề xuất tiếp tục duy trì Ban chỉ đạo, Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
-
Phát hiện chùm F0 ở ‘vùng xanh’, dân Bình Dương chớ lơ là chủ quan
Không khuyến khích sử dụng người lao động chưa được tiêm vắc- xin; yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính trong thời gian hiệu lực theo quy định của Bộ Y tế trước khi sử dụng lao động (đối với lao động tuyển mới); không tuyển dụng lao động thuộc khu vực không an toàn (vùng đỏ, da cam) hạn chế sử dụng lao động ngắn hạn, thời vụ. Tuyệt đối không tuyển dụng lao động thuộc vùng đỏ, cam của các tỉnh, thành phố khác.
Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, thương mại dịch vụ trong 2 tháng qua gần như bị “đóng băng”, nên mở cửa là cấp thiết. Tuy nhiên, mở cửa cần đảm bảo an toàn. Các kịch bản Hà Nội đưa ra cần xây dựng dựa trên cơ sở học tập, rút kinh nghiệm từ một số địa phương.
Đồng thời thành phố cần sớm đưa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vào đời sống. Trong đó có việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 7%. Theo ông Phú, việc giảm thuế VAT kích cầu sức mua, tạo điều kiện quay vòng dòng tiền cho doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Theo soha.vn