Có nhiều loại sán dây khác nhau. Ví dụ sán dây cá có thể gây thiếu máu vì nó sử dụng hết vitamin B12 mà một người cần để tạo ra các tế bào hồng cầu. Trong khi đó sán dây lợn sẽ gây ra bệnh cysticercosis (ấu trùng sán lợn), dẫn tới việc xuất hiện u cục dưới da, co giật, giảm thị lực, nhịp tim bất thường…
Nhiễm sán dây được điều trị như thế nào?
Các bác sĩ sẽ điều trị nhiễm sán dây bằng thuốc chống ký sinh trùng theo toa, thông thường chỉ cần một liều.
Tuy nhiên, đối với bệnh ấu trùng sán lợn thì có thể gây ra tràn dịch não, bắt buộc phải phẫu thuật để loại bỏ u nang nếu sán dây gây ra các vấn đề về mắt, gan, phổi, tim …
Biện pháp đề phòng sán dây
- Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước ấm, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh trước khi chạm vào thức ăn. Dạy trẻ em làm tương tự.
- Nấu thịt chín hoàn toàn cho tới khi không còn thấy màu hồng.
- Nấu cá chín hoàn toàn, nếu thấy thịt đặc lại và bị bong ra khi tách bằng đũa là được.
- Nếu sống hoặc đi du lịch đến những vùng bị nhiễm sán dây thì hãy rửa tất cả trái cây với nước muối hoặc nước rửa rau chuyên dụng.
- Tránh ăn trái cây chưa gọt vỏ hoặc bất kỳ thực phẩm nào bên lề đường hoặc người bán hàng rong.
- Chỉ uống nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước ngọt đóng chai.
- Tại nhà hàng, hãy hỏi nước để làm đá có được lọc chưa.