Kiên nhẫn với trẻ 7 tuổi
Ở giai đoạn 7 - 12 tuổi chính là thời kỳ tâm lý trẻ đang có nhiều rối loạn dẫn đến sự bướng bỉnh biểu lộ ra bên ngoài. Vì vậy, trẻ thường ra sức giải nghĩa mọi việc để phân định đúng - sai.
Sự phản đối, không nghe lời của trẻ xuất phát từ việc trẻ nhận thấy tính mâu thuẫn của vấn đề và chưa được làm rõ các ý nghĩa cũng như những cam đoan của người lớn trước đó.
Bên cạnh đó, trẻ bướng bỉnh, cáu kỉnh, không chịu nghe lời, giận dữ,… cũng bởi trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu tại sao người lớn lại làm thế này hoặc thế kia với mình.
Khi trẻ còn nhỏ, tất cả mọi người đều dành tình yêu thương tập trung vào trẻ. Nhưng sau khi trẻ vào lớp 1 tức là sau 6 tuổi, cha mẹ sẽ có động thái đảm bảo sự cân bằng trong sinh hoạt nhưng lại chưa biết cách cho trẻ làm quen với sự thay đổi.
Những cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời không phải là không có nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhẫn nhịn của cha mẹ và sự giáo dục của nhà trường.
Khi trẻ không nghe lời, nói lớn tiếng và không kiểm soát được hành động của mình với người đối diện, cha mẹ cần nghĩ rằng con vẫn là một đứa trẻ. Con cần thời gian để bình tĩnh, cha mẹ cũng cần thời gian để ngăn bản thân không bộc phát sự nóng nảy dẫn đến các thái độ quá gay gắt với trẻ.
Trước khi áp dụng một quy định nào đó, hãy giải thích với con về việc con sẽ bị phạt thế nào nếu con vi phạm. Với những quy tắc đã đặt ra, cha mẹ có thể viết ra rồi dán ở những vị trí dễ thấy như tủ lạnh, bàn học hoặc trong phòng ngủ. Những vị trí này phải bảo đảm con có thể đọc được hằng ngày.
Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời. Bởi đôi khi hình phạt có hiệu quả với đứa trẻ này nhưng không có hiệu quả với đứa trẻ khác.
Việc áp dụng hình phạt này giúp con làm quen với việc con sẽ phải chịu những trách nhiệm với hành động của mình, giúp con biết mình được phép hoặc không được phép làm gì, ba mẹ cũng giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt.