Kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới 2022: Sĩ tử khóc nức nở vì đề thi Văn khó kỷ lục, hàng trăm thí sinh đi thi muộn

Sáng 7/6, buổi thi "gaokao" đầu tiên của hàng triệu sĩ tử Trung Quốc đã chính thức diễn ra.

Hôm qua (ngày 7/6), khoảng 11,93 triệu sĩ tử Trung Quốc đã tham gia ngày thi đầu tiên của kỳ thi đại học "gaokao" 2022. Đây là kỳ thi mang tính quyết định tới số phận học sinh ở đất nước tỷ dân. Bởi nếu đạt điểm số tốt, học sinh có thể thuận lợi nhập học vào các trường Đại học danh giá, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp và bước chân vào tầng lớp thượng lưu.

Đã từ lâu, kỳ thi đại học "gaokao" của Trung Quốc được đánh giá là kỳ thi khốc liệt bậc nhất thế giới. Trong 4 ngày thi kéo dài từ 7/6-10/6 (giờ địa phương), thí sinh phải tham gia đầy đủ 4 môn thi. 

Trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Ngữ Văn, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên (Sinh học, Vật lý, Hoá học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Chính lý).

Ngày 7/6, 11,93 triệu sĩ tử Trung Quốc tham gia ngày thi đầu tiên của kỳ thi "gao kao"

Nhiều phụ huynh đã dành thời gian đưa con đi thi

Ngay trong ngày thi đầu tiên, nhiều thí sinh đã phải "khóc thét" vì đề thi ngữ Văn quá khó . Năm nay, Trung Quốc có 7 đề thi Ngữ Văn bao gồm đề thi toàn quốc A và B, đề thi toàn quốc khu vực I và II, đề thi của Bắc Kinh, Thiên Tân và Chiết Giang. Trong đó, đề thi toàn quốc A được lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển Hồng Lâu Mộng được đánh giá là đề thi có độ khó cao nhất.

Hiện tại, những từ khoá về đề thi Ngữ Văn đều chiếm vị trí top đầu trên các trang thông tin của Trung Quốc với độ thảo luận rất cao. Phần đông ý kiến cho rằng đề thi năm nay có độ khó kỷ lục, thí sinh cần nắm vững kiến thức môn học và am hiểu các vấn đề xã hội mới hy vọng được điểm cao. 

Được biết, ngay sau khi ra khỏi cổng trường, hàng ngàn sĩ tử đã bật khóc nức nở vì kết quả làm bài thi không như mong muốn.

Một sĩ tử vừa bước chân ra cổng trường đã vội ôm chầm lấy em gái vì kết quả thi không tốt

Không ít giọt nước mắt đã rơi vì đề thi môn Văn quá khó

Bên cạnh đó, nhiều sĩ tử không giấu được cảm xúc vui mừng sau khi vượt qua môn thi đầu tiên

Ai thi tốt là sẽ có biểu cảm như này đây

Ở một diễn biến khác, kỳ thi "gaokao" năm nay đánh dấu số lượng thí sinh cao kỷ lục, khiến tỷ lệ chọi vào các trường Đại học top đầu vô cùng khắc nghiệt. Nhiều chuyên gia đã dự đoán, đề thi của các môn học tiếp theo có thể vẫn duy trì mức độ khó giống như đề thi môn Văn ngày hôm nay.

Kỳ thi Đại học của Trung Quốc được tổ chức trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn bùng phát mạnh mẽ ở nhiều khu vực. Chính vì vậy, hàng loạt các biện pháp kiểm tra y tế như kiểm tra thân nhiệt học sinh, tiến hành cách ly các thí sinh F0... đã được đơn vị chức năng thực hiện ngay trước giờ thi để đảm bảo kỳ thi diễn ra thành công nhất.

Sĩ tử Trung Quốc tiến hành các biện pháp kiểm tra y tế trước giờ vào thi

Các vật dụng liên quan như nước uống, khẩu trang, thực phẩm, thuốc men hỗ trợ thi cử... đã được cung cấp miễn phí tại các điểm thi

Không ngoa khi nói rằng không khí thi cử đã bao trùm cả đất nước Trung Quốc. Trong ngày thi Đại học đầu tiên, không chỉ các sĩ tử mang tâm trạng lo lắng, căng thẳng mà nhiều gia đình cũng cùng chung cảm xúc không kém con em mình. Tại các điểm thi ở Trung Quốc, không khó để bắt gặp hình ảnh phụ huynh đứng đợi con đi thi hàng giờ giữa cái nắng nóng.

Ngoài ra, tại nhiều trường Phổ thông, nhà trường đã tổ chức hàng loạt hoạt động cổ vũ tinh thần cho các sĩ tử thi Đại học như phát bánh miễn phí, học sinh khoá dưới và thầy cô biểu diễn tiết mục văn nghệ... Đáng chú ý, một thầy Hiệu trưởng đã "rủ" toàn bộ thầy cô trong trường mặc sườn xám để động viên tinh thần học sinh lớp 12. 

Theo chia sẻ của thầy, đây cũng là lần đầu tiên trong đời thầy "phá lệ".. mặc trang phục đặc biệt là váy.

Phụ huynh ngồi dưới bóng râm đợi con em đi thi giữa trời nắng

Con đi thi là bố mẹ đứng ngoài chờ đợi và cầu nguyện

Một bà mẹ gửi tình cảm đến con theo cách vô cùng đặc biệt

Một thầy Hiệu trưởng đã... mặc sườn xám để cổ vũ tinh thần học sinh lớp 12

Ở nhiều khu vực, lực lượng tuần tra, cảnh sát, lính cứu hoả, nhân viên y tế và đội tình nguyện viên đã túc trực tại nhiều điểm thi để hỗ trợ hết mức cho sĩ tử. Theo đó, nhân viên y tế đã được cử đến các điểm thi từ nhiều ngày trước để tham gia diễn tập phòng trường hợp thí sinh ngất xỉu hoặc có bất kỳ biểu hiện bất ổn về sức khoẻ trong khi quá trình làm bài. 

Trong khi đó, một bộ phận lực lượng tuần tra, cảnh sát và lính cứu hoả được cử đi các tuyến phố nhằm giữ gìn sự yên tĩnh, trong khi bộ phận khác thì túc trực xung quanh điểm thi nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực thi cử.

Trong ngày thi đầu tiên, đã có một vài thí sinh gặp những sự cố oái ăm như quên chứng minh thư, quên mang dụng cụ thi cử hay ngủ dậy muộn... Tuy nhiên, các trường hợp này đều được đội ngũ cảnh sát giao thông hỗ trợ kịp thời và đưa đến điểm thi đúng giờ.

Từ sáng sớm, đội ngũ tình nguyện viên đã túc trực bên ngoài các điểm thi để hỗ trợ thí sinh

Đội ngũ cảnh sát hùng hậu túc trực ở các điểm thi

Một trường hợp thí sinh đi thi nhưng quên mang theo chứng minh nhân dân. Ngay lập tức, một xe cảnh sát đã được bố trí để đưa thí sinh này và phụ huynh trở về nhà lấy đồ. Chỉ sau đó 18 phút, sĩ tử đã kịp thời có mặt tại điểm thi để dự thi môn Ngữ Văn

Nguyên văn đề thi Ngữ Văn toàn quốc A khiến nhiều sĩ tử phải "khóc thét" trong sáng 7/6:

Trong Hồng Lâu Mộng "Đại quan viên thử tài câu đối" có tình tiết như sau: Sau khi khu vườn dành cho Nguyên Phi (Giả Nguyên Xuân) được xây dựng xong, quan khách đã đến nơi đây thăm thú và đặt tên, câu đối cho đình đài lầu các.

Có người đã lấy hai chữ "Dực Nhiên" (Quang đãng sáng sủa) trong câu thơ "Hữu đình dực nhiên" của U Dương Tu trong bài "Tuý Ông Đình ký" để đặt tên.

Giả Chính cho rằng đình này ở trên mặt nước, đặt tên liên quan tới nước sẽ hợp lý hơn nên đề xuất lấy chữ "Tả" trong "Tả xuất vu lưỡng phong chi gian" (nước chảy ra từ giữa hai ngọn núi). Lại có người khác đề nghị đặt "Tả Ngọc" với hàm ý "Nước chảy ra từ hạt ngọc".

Bảo Ngọc từ chối cái tên này, cho rằng dùng "Tẩm Phương" (Thấm đượm hương thơm) sẽ mang khí chất tao nhã và mới mẻ hơn. Giả Chính gật đầu ngầm đồng ý.

Hai chữ "Tẩm Phương" mang hàm ý "Thấm đượm hương thơm" đã khắc họa được cảnh sắc cây cỏ phản chiếu trên mặt nước, vừa không lỗi thời lại hợp với tâm ý thăm viếng người thân của Nguyên Phi mang hàm xúc kín đáo, suy xét chu toàn.

Trong đoạn văn trên, mọi người đã cùng đặt tên cho hoành phi, có người trực tiếp đặt, có người biến hoá cách đặt hoặc dựa vào hoàn cảnh để đặt tên, mang lại những hiệu quả nghệ thuật có màu sắc riêng. Những cách làm trên có thể gợi ý, giúp chúng ta có những suy nghĩ sâu sắc hơn ở nhiều lĩnh vực rộng mở hơn.

Bạn hãy viết một đoạn văn bằng kinh nghiệm của bản thân trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

Yêu cầu: Thí sinh lựa chọn góc nhìn phù hợp, xác định khái niệm, làm rõ văn phong và tự đặt tiêu đề của riêng mình; Không sao chép, không đạo văn; Không tiết lộ thông tin cá nhân; Không dưới 800 từ.

Nguồn: Fanpage Weibo Việt Nam, Sohu

 

https://kenh14.vn/ky-thi-dai-hoc-khoc-liet-nhat-the-gioi-2022-si-tu-khoc-nuc-no-vi-de-thi-van-kho-ky-luc-hang-tram-thi-sinh-di-thi-muon-20220607161835676.chn

 

Theo soha.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU