Làm sao biết cơ thể mình đã sẵn sàng để mang thai lần 2 hay chưa?

Một vài thông tin kiểm tra sức khỏe đơn giản dưới đây sẽ giúp tâm lý của bạn thoải mái và có một cơ thể khỏe mạnh hơn khi mang thai lần thứ 2.

Mang thai 9 tháng 10 ngày là điều khó khăn nhất mà cơ thể người mẹ phải chịu đựng. Vì thế, trước khi muốn có con lần thứ 2, bạn nên kiểm tra xem thể trạng cơ thể của mình đã sẵn sàng chưa. Anne Charlish, đồng tác giả của cuốn sách “Fertility and Conception the Natural Way” cho biết: “Bạn cần phải chắc chắn rằng cơ thể đang hoạt động tốt và trong điều kiện sức khoẻ tối ưu trước khi bắt đầu thụ thai đứa con thứ hai. Bằng cách này, bạn sẽ có một một thai kỳ khỏe mạnh, dễ dàng hơn."


Hãy chắc chắn rằng cơ thể của bạn đã sẵn sàng khi mang thai lần thứ 2

Dành thời gian để hồi phục

Các nghiên cứu cho thấy phải mất tối thiểu là 18 tháng để cơ thể người mẹ phục hồi hoàn toàn sau khi sinh. Một nghiên cứu trên 173.205 trẻ sơ sinh chỉ ra rằng những em bé có nguy cơ sinh non hoặc có cân nặng thấp là những bé được thụ thai sớm, chỉ hơn sáu tháng sau khi người mẹ sinh con đầu lòng. Anne giải thích: "Cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục sau khi sinh. Ngay cả khi bạn sinh nở một cách dễ dàng thì cũng nên đợi một năm trước khi lại có em bé. Trường hợp khó khăn hơn thì cần ít nhất 2 năm để cơ thể phục hồi”.

Sàn khung chậu với nhiều lớp cơ và dây chằng giúp giữ tử cung, bàng quang và ruột sẽ bị kéo căng ra khi em bé phát triển và việc sinh nở cũng làm tổn thương thêm những cơ này. Ngay cả khi mổ thì cũng cần thời gian để sàn khung chậu lấy lại hình dáng để hỗ trợ lần mang thai thứ hai. Việc tập thể dục sẽ giúp bạn tăng tốc độ hồi phục nhóm cơ này. Cách làm rất đơn giản: chỉ cần thực hiện giống như bạn đang nín tiểu rồi sau đó thả lỏng cơ thể ra, làm nhiều lần mỗi khi bạn có thể.



Hãy chờ cho sàn khung chậu phục hồi mới mang thai lần thứ 2

Chờ cho hoocmon trở lại bình thường

Các hoocmon trong cơ thể cần có thời gian để ổn định lại sau khi sinh. Anne nói: "Mức độ hormon thai kỳ estrogen và progesterone cần phải ổn định trước khi bạn nghĩ đến lần thụ thai tiếp theo”. Yếu tố này kiểm soát sự rụng trứng nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. "Một số phụ nữ nhận thấy họ có lại kinh nguyệt một tháng sau khi sinh, những người khác thì cần khoảng 6 tháng, hoặc hơn một năm”.

Thai nghén ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể chứ không chỉ hệ sinh sản. Việc mang thai sẽ khiến dinh dưỡng cạn kiệt nghiêm trọng bởi cơ thể người mẹ cũng cần cung cấp cho em bé. Vậy nên cần bổ sung một loạt các chất dinh dưỡng để chúng hoạt động một cách tối ưu nhất. Trong đó axit folic là chất quan trọng để hình thành hệ xương, đây cũng là chìa khóa để phát triển hệ thống tim mạnh, tế bào hồng cầu và mang oxy cung cấp cho cơ thể mẹ và bé.

Trong lần mang thai gần nhất, cơ thể người mẹ cần đến thêm 50% lượng chất sắt so với bình thường. Bên cạnh đó, việc sinh nở cũng như cho con bú trong 6 tháng đầu tiên cũng sẽ khiến cơ thể người mẹ mất đi lượng sắt không nhỏ. Vì thế, mang thai lần thứ 2 khi cơ thể chưa lấy lại đủ lượng sắt cần thiết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng thụ thai, khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi. Cách tốt nhất để cơ thể nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh


Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe khi mang thai lần 2

Một nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra việc trao đổi một số protein từ thịt với protein thực vật, như đậu nành và đậu Hà Lan sẽ làm tăng khả năng sinh sản. Vì thế bạn nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein. Ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho việc mang thai bằng việc lấy lại cân nặng trước khi mang thai. Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ khiến khả năng thụ thai thấp và gây nhiều biến chứng, làm các vấn đề về tĩnh mạch, đau chân và chân bị sưng phồng trở nên trầm trọng.

Xử lý vấn đề về sức khoẻ

Trên hết, hãy giải quyết bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào kéo dài có thể ảnh hưởng đến việc hồi phục thể chất. Trong một nghiên cứu của Úc, 94% phụ nữ gặp phải các vấn đề về sức khoẻ trong thời gian từ 6 đến 7 tháng sau sinh. Bao gồm đau lưng, các vấn đề tình dục, bệnh trĩ, đau thắt lưng và tiểu không tự chủ. Tất cả đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn chưa được hồi phục hoàn toàn. Hãy cận trọng với bệnh viêm tuyến giáp có thể sảy ra trong năm đầu tiên sau sinh với các triệu chứng như mệt mỏi, thay đổi cân nặng, khó ngủ.

Chú ý những điều trên sẽ giúp cơ thể của bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về cả thể chất và tâm lý cho việc sinh con thứ 2.

(Theo: motherandbaby.co.uk/)

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU