Loại cây mọc dại ven đường nhưng có tác dụng đào thải độc tố ở gan, thận: Thế giới dùng nhiều, Việt Nam cũng rất sẵn

(lamchame.vn) - Nhiều người dùng loại cây này làm thức ăn, làm trà nhưng không biết hết những lợi ích sức khỏe của nó.

Bồ công anh là một loại thảo mộc, mọc dại ở nhiều nơi. Toàn cây bồ công anh có chứa nhiều vitamin A, B, C, D và các khoáng chất như sắt, kali, kẽm. Ở Việt Nam, mỗi bộ phận như lá, hoa, rễ của cây bồ công anh thường được dùng để làm rau ăn, pha trà hoặc làm thuốc.

Từ xa xưa, trong y học dân gian, rễ và lá bồ công anh thường được lấy để điều trị các vấn đề về gan. Tại Mỹ, trà bồ công anh được sử dụng để điều trị bệnh thận, phù nề, các vấn đề về da, ợ hơi và đau dạ dày.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bồ công anh được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày, viêm ruột thừa và các vấn đề sức khỏe phụ nữ, chẳng hạn như viêm tuyến sữa hoặc thiếu sữa.

Ở châu Âu, bồ công anh được sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt, mụn nhọt, bệnh về mắt, đái tháo đường và tiêu chảy.

Ngày nay, rễ bồ công anh chủ yếu được sử dụng để kích thích sự thèm ăn, chữa các bệnh về gan và túi mật. Lá bồ công anh được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu để giúp cơ thể đào thải chất lỏng dư thừa.

Một số cách sử dụng bồ công anh

Salad bồ công anh

Salad bồ công anh (Ảnh: Tase of Home)

Đây là cách đơn giản nhất để sử dụng lá bồ công anh. Bạn chỉ cần chọn những lá bồ công anh non (lá già sẽ đắng và dai hơn), thêm vào món salad và sử dụng. Ngoài lá, bạn có thể sử dụng hoa bồ công anh để làm salad.

Bạn cũng có thể thêm lá bồ công anh vào món bánh mì kẹp.

Bồ công anh xào

Nấu chín bồ công anh giúp giảm bớt vị đắng đặc trưng của loại rau này. Trước hết, bạn nên luộc rau bồ công anh trong khoảng 5 phút. Sau đó, vớt rau để ráo nước, xào lửa to với dầu ô liu và tỏi trong 3-5 phút.

Nếu không muốn ăn đồ dầu mỡ, bạn có thể chế biến bồ công bằng cách luộc.

Hoa bồ công anh chiên giòn

Chọn hoa bồ công anh đã nở to, rửa sạch, để ráo nước. Trộn hỗn hợp bột mì, trứng, sữa. Cho dầu vào chảo đun nóng, nhúng từng bông hoa vào hỗn hợp bột và chiên giòn. Bạn có thể ăn món này cùng với mật ong hoặc sốt táo.

Bánh hoa bồ công anh

Lấy những cánh hoa bồ công anh và cho vào bất cứ loại bánh nào mà bạn muốn như bánh nướng, bánh mì, bánh quy,... Bạn cũng có thể thêm cánh hoa bồ công anh vào bánh mì kẹp thịt. Cánh hoa bồ công anh thừa có thể bảo quản trong tủ đông để dùng dần.

Cà phê hoặc trà rễ hoa bồ công anh

Rửa sạch rễ bồ công anh, cắt thành đoạn vừa dùng và phơi/sấy khô. Lấy rễ khô đun cùng nước sôi trong vòng 20 phút. Sau đó, bỏ phần bã, lấy nước uống. Bạn cũng có thể dùng nước này để pha cà phê.

Ngoài rễ, lá và hoa bồ công anh cũng có thể dùng với cách tương tự.

Lưu ý khi dùng bồ công anh

Cây bồ công anh (Ảnh minh họa)

Khi sử dụng bồ công anh, bạn nên tự trồng hoặc mua, thu hoạch ở những khu vực chắc chắn không nhiễm hóa chất như phân bón, thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, cần tránh lấy cây bồ công anh ở những nơi có mật độ giao thông cao hoặc khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Luôn rửa sạch lá, hoa và rễ bồ công anh trước khi sử dụng. Bảo quản cẩn thận bồ công anh đã thu hoạch nhưng chưa sử dụng.

Đối với những người có sẵn các bệnh về thận, gan, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bồ công anh.

Những người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp, huyết khối tĩnh mạch cũng nên thận trọng khi sử dụng loại cây này.

Nguồn: Mount Sinai, Michigan State University

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU