Nhà khoa học, Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho hay, cam là một trong những loại quả quý, giá trị dinh dưỡng cao. Trong Đông y cam cũng là một vị thuốc tốt để bồi bổ cơ thể, dưỡng các tạng.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc sáng, cam có tên khoa học Citrus cinensis Osbeck, thuộc Họ Cam - Rutaceae. Cam được trồng để lấy quả ăn và xuất khẩu. Vỏ quả có tinh dầu (dùng chế rượu cam), vỏ cây và lá được dùng làm thuốc.
Y học hiện đại đã phân tích trong 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0, 32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 kcal.
Cam nhiều già trị dinh dưỡng và là thuốc chữa bệnh, ảnh minh hoạ.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho hay, quả cam có vị ngọt, chua, tính mát, tùy thuộc vào loại cam khác nhau. Tác dụng chính của thịt quả cam là giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu. Do vậy người tổn thương phổi có thể dùng cam ăn để tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, chống cảm cúm, chống viêm, giảm cơn đau ruột, dạ dày, gan.
Tại Ấn Độ, người dân ăn cam cả trái trong 3 ngày có tác dụng như uống một liều giải độc cơ thể.
Trong quả cam có chứa nhiều vitamin P, thành phần giúp mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và ung thư.
Không chỉ thịt quả cam, vỏ quả là thứ thường bị vứt bỏ nhưng cũng có công dụng chữa bệnh tiêu hoá, đầy bụng hiệu quả. Vỏ cam có tính vị cay, thơm, tính ấm. Tác dụng: thông khí trệ, tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt.
Vỏ cam chiết xuất thành tinh dầu dùng có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Tinh dầu vỏ cam có tác dụng diệt côn trùng mạnh.
"Trong vỏ cam có chất synephrine alkaloid có tác dụng giảm cholesterol ở gan (tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ). Trong cam còn có nhiều vitamin và chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Chất xơ có trong cam còn làm chậm phân hủy các carbohydrate", Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho hay.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, vỏ cây cam cũng là một vị thuốc quý tác dụng hạ khí, điều hòa tỳ vị. Vỏ cây có tính ngọt, hơi the, tính mát. Liều dùng khi làm thuốc từ 20g/ngày.
Lá cam có vị the, tính mát. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc.
Món ăn bài thuốc từ cam
Giải khát, mát phổi, tiêu đờm: cam tùy dùng vắt lấy nước uống.
Trị đờm trệ, tiêu hóa kém: Vỏ cam tùy dùng. Sắc uống.
Trị sau đẻ bị phù: Vỏ cam, vỏ bưởi, Ngũ gia bì lượng vừa đủ bằng nhau, sắc uống.
Trị tai chảy nước vàng hoặc máu mủ: Lá cam non lương tùy dùng. Giã, hòa nước, chắt lấy nước cốt, nhỏ tai, ngày vài lần.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết thêm, cam là loại cây dễ trồng, mọi thành thành đều có thể dùng làm thuốc. Trong dân gian thường dùng vỏ, lá, hoa, vỏ cây hãm nước uống, vừa thơm lại phòng ngừa bệnh giúp ngủ ngon, máu lưu thông tốt.
Link gốc: http://toquoc.vn/loai-qua-co-vo-giup-lam-sach-mau-giam-mo-trong-gan-hieu-qua-nhieu-nguoi-van-vut-di-820221049108936.htm
Theo ttvn.vn