Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ:
|
1. Tỏi
Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi được cho là ngăn ngừa ung thư, phòng ngừa cảm cúm. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và giữ cho trẻ một trái tim khỏe mạnh.
Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.
2. Quả thuộc họ cam, quýt
Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Nhờ công dụng như một chất phản ứng, chống oxy hóa, làm tăng chức năng miễn dịch, do đó vitamin C được nhiều mẹ tin dùng để củng cố hệ thống miễn dịch cho bé.
Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày.
Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây họ cam, quýt vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.
3. Các loại đỗ
Ở đây, ta có thể kể đến đậu lăng, thực phẩm là nguồn cung cấp kali cũng như rất giàu protein, giúp trẻ có sức đề kháng tốt để phát triển cơ thể một cách toàn diện.
4. Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt giống bí… giàu vitamin E, là chất chống oxy hóa quan trọng và cải thiện sức đề kháng. Mẹ có thể tham khảo, sử dụng các loại sữa ngũ cốc cho trẻ uống thường xuyên.
5. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan giàu các chất chống oxy hóa tốt như flavenoids, cartenoids, axit phenolic và polyphenol. Trong đó, axit phenolic được hấp thụ dễ dàng qua các thành của đường ruột, hoạt động như các chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào do phản ứng oxy hóa gốc tự do.
6. Các loại rau xanh
Bữa cơm hàng ngày không thể thiếu rau xanh. Dĩ nhiên, lựa chọn dành cho các bậc phụ huynh là rất đa dạng, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng nhiều loại rau cũng như các cách chế biến riêng biệt sao cho phù hợp với từng loại. Các loại rau xanh mang đầy chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Nổi trội trong đó có thể kể đến các loại như rau cải xanh, rau chân vịt… có tác dụng chống nhiễm trùng, củng cố tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
7. Khoai lang
Khoai lang rất giàu chất xơ và beta-carotene, một hợp chất thực vật được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
8. Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của bé. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu
9. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, beta carotene còn giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
10. Quả bơ
Bơ rất giàu chất xơ, vitamin B (đặc biệt là folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C giúp tăng cường sức khỏe hiệu quả.
11. Trứng
Thiếu vitamin D là nguyên nhân khiến trẻ dễ ốm. Trứng là một trong những thức ăn cũng cấp vitamin D tự nhiên cho trẻ. Bên cạnh đó, nhờ thành phần chứa dưỡng chất như vitamin B, selen, trứng là lựa chọn hàng đầu để mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
12. Sữa chua
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tật. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp kích thích hệ miễn dịch, từ đó giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh tật. Mẹ cần lưu ý nên cho con sử dụng sữa chua không đường hoặc chứa lượng đường thấp vì đường là tác nhân giảm sức để kháng của trẻ.
13. Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều omega-3, một loại axit rất cần thiết trong việc xây dựng bộ não và đôi mắt.
14. Thịt nạc
Thịt nạc chứa protein – chất dinh dưỡng rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Ngoài ra, thịt nạc cũng chứa kẽm – chất giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả, chống nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Việc chọn thực phẩm đúng để bổ sung đầy đủ chất cho trẻ là thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý đến liều lượng, không phải ăn càng nhiều một loại nào là tốt. Nên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn tránh việc chọn những thực phẩm không tốt có thể gây ngộ độc cho trẻ.
Bên cạnh bổ sung vào chế độ ăn của trẻ với các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, mẹ cũng cần chú ý những điều sau để con luôn khỏe mạnh:
- Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế được, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Các thành phần trong sữa mẹ giúp trẻ chống tiêu chảy, dị ứng, nhiễm trùng, táo bón,... Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất cần thiết.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗi, trẻ mới biết đi ngủ 12-13 tiếng mỗi ngày, trẻ ttrer 4-5 tuổi cần ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giác còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%. Tuy nhiên, các chủng virus gây cúm luôn thay đổi, nên mẹ cần cho trẻ đi tiềm phòng cúm hàng năm, trước khi vào mùa cúm.
- Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh: Ngăn các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus tiếp xúc với trẻ không giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng đây là cách giúp giảm áp lực lên hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ cần tập cho thẻ thói quen rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước, sau bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, đi chơi ở ngoài về. Mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời, thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, đồ chơi của trẻ, cũng như không cho trẻ ăn các thực phẩm kém vệ sinh, ăn ở những nơi bụi bặm như đường xá, công trường.