Mâm cỗ cúng Táo Quân và những điều kiêng kỵ chị em không thể bỏ qua

Chị em hãy lưu tâm những món tuyệt đối không có trong mâm cúng ông Táo để có một năm an lành nhé.

Theo tín ngưỡng, Việt Nam và Trung Quốc đều có tục thờ ông Công, ông Táo. Đây là những vị thần cai quản mọi việc trong gia đình, có nhiệm vụ chầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng về điều tốt - xấu trong năm của gia chủ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Tranh cổ vẽ ông Công ông Táo

Đây còn là tục lệ bày tỏ sự tri ân đối với các vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt gia đình, đồng thời nhắc nhở mỗi người có trách nhiệm hơn trong việc quan tâm, thu vén gia đình.Để chuẩn bị cho một năm mới an khang sum vầy, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng vào ngày này là điều mà tất cả các chị em cần nên lưu ý.

"Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo và tấm lòng đối với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. Trong đó, các gia đình có thể làm cỗ chay hoặc cúng lễ mặn. Lễ vật chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc (một khổ hoặc chân giò), mâm ngũ quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây…

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm sớ hoặc có thể in văn khấn để đốt cùng tiền vàng. Đối với quần áo mua cúng các vị thần cần chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó lưu ý là đồ dành cho 2 vị thần nam 1 vị thần nữ.

Tuy nhiên có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng. Đó được coi là những món thực phẩm không phù hợp với văn hóa, mang tính sát sinh và không đem lại thành ý và sự may mắn.

1. Thịt chó:

Đây là món ăn mang đến vận xui, không may mắn cho cả gia đình. Mặc dù thịt chó rất bổ dưỡng và là món khoái khẩu, thế nhưng với ngày ông Công ông Táo này thì tuyệt đối nên tránh.

2. Thịt vịt

Cũng giống như Thịt Chó, Thịt vịt cũng được xếp là một trong những món ăn mang đến sự đen đủi. Với người dân miền Trung thì Vịt còn là biểu hiện của sự tan đàn, vì thế nên họ tránh ăn thịt vịt trong những ngày này.

3. Mực

Dân gian thường có câu "Đen như mực" vì thế người xưa quan niệm ăn Mực trong ngày này có thể là tác nhân kéo thêm hàng trăm vận xui đen đủi về với gia đình.

4. Tôm

Với người miền Bắc thì Tôm là món ăn khá được yêu thích, thế nhưng người miền Trung và miền Nam lại khác, họ rất kiêng ăn Tôm trong những ngày này.

Theo quan niệm dân gian, bản chất của Tôm là đi giật lùi, vì thế ăn Tôm sẽ khiến mọi hoạt động của gia đình thụt lùi không tiến lên được.

5. Trứng vịt lộn

Người ta kiêng ăn trứng vịt lộn bởi họ cho rằng nếu ăn trứng vào những ngày này thì rất đen đủi, không suôn sẻ.

6. Cá mè

Người Việt thường kiêng ăn cá mè vào những ngày đầu tháng, đầu năm, bởi nó là biểu trưng của sự đen đủi, hãm tài.

Theo quan niệm sau khi tiễn Táo quân, trong nhà vắng bóng thần linh, các gia đình có thể tháo bàn thờ lau rửa trước ngày 30 Tết và có thể hóa bớt chân hương. Đồng thời trong những ngày này không nên thắp hương thờ cúng để tránh việc “vong linh cô hồn” vào nhà. Một cái Tết cổ truyền sắp đến, các bà mẹ hãy lưu ý những điều cần tránh để mỗi gia đình đều có một mâm cỗ cúng đủ đầy, thành kính và may mắn cho một năm mới tới

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU