1. Phụ lục hợp đồng là gì?
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động, quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Theo đó, phụ lục hợp đồng là văn bản quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
2. Phụ lục hợp đồng lao động được ký mấy lần?
Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 tại Điều 24 quy định chi tiết về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
“Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
a. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
b. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”
Như vậy Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng lao động và doanh nghiệp có thể ký phụ lục hợp động để sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của khoản sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên phụ lục hợp đồng lao động lại bị giới hạn bởi số lần lập theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 25 quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động như sau:
“Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.”
Theo quy định trên thì thời hạn hợp đồng chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.
Nếu doanh nghiệp dùng phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động quá 1 lần thì doanh nghiệp đang làm sai quy định của Bộ Luật Lao Động năm 2012 và nghị định 05/2015/NĐ-CP.
3. Mối quan hệ giữa phụ lục hợp đồng và hợp đồng?
Phụ lục hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng nên nội dung của phụ lục hợp đồng phải phụ thuộc và không được trái với nội dung của hợp đồng.
Nếu phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
4. Có bao nhiêu loại phụ lục hợp đồng?
Dựa vào khái niệm, phụ lục hợp đồng sẽ được chia làm 2 loại:
Loại 1: Phụ lục hợp đồng như một phần bổ sung cho hợp đồng chính và được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục loại này thường quy định cụ thể về công việc thực hiện, tiêu chuẩn, số liệu, giai đoạn, ngày tháng,…theo như hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.
Loại 2: Phụ lục hợp đồng để bổ sung hoặc sửa đổi một số quy định của hợp đồng đã được lập trước đó. Phụ lục loại này thường là thay đổi các nội dung của hợp đồng đã lập như: gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng, điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị theo hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung một số hạng mục công việc thực hiện,…
5. Mẫu phụ lục hợp đồng chuẩn và mới nhất năm 2020
6. Hướng dẫn viết Phụ lục hợp đồng lao động
a. Phụ lục hợp đồng lao động này phát sinh khi có sự thay đổi về nội dung điều khoản của hợp đồng lao động chính thức. Chính vì vậy, phải ghi chính xác số hợp đồng và thời gian ký kết hợp đồng trước đó.
b. Nội dung thay đổi:
- Ghi rõ thay đổi điều khoản nào của hợp đồng, nội dung thay đổi, thay đổi như thế nào?
- Ví dụ:
+ Thay đổi công việc (chuyển từ nhân viên tạp vụ sang nhân viên hành chính, từ thủ quỹ sang kế toán,…);
+ Thay đổi địa điểm làm việc;
+ Tăng lương (do thay đổi mức lương cơ sở/lương tối thiểu vùng);
+ Bổ sung phụ cấp, trợ cấp;
+ Gia hạn hợp đồng lao động có xác định thời hạn
c. Thời gian thực hiện:
Ghi rõ nội dung thay đổi nêu trên sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào? Trong bao lâu? (nếu có)
d. Người lao động nên ký và ghi tên mình bằng chữ viết tay để tránh trường hợp người sử dụng lao động cho rằng mình không đồng ý với thỏa thuận này.