Mẹ bầu giơ tay lên cao khiến con bị dây rốn quấn cổ?

Theo quan niệm dân gian thì các bà bầu không được với tay lên cao, vì như vậy sẽ khiến con bị dây rốn quấn cổ. Nhưng thực tế điều đó có đúng hay không?

1/3 trẻ sơ sinh bị dây rốn quấn cổ

Theo các bác sĩ sản khoa thì dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là một hiện tượng bình thường và có khoảng 30% trẻ sơ sinh gặp phải. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do thai nhi thường xuyên vận động, xoay chuyển khiến dây rốn bị quấn quanh cổ. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như là cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ, quá nhiều nước ối, dây rốn dài bất thường…

Có khoảng 30% trẻ khi sinh ra bị dây rốn quấn cổ

Và theo như một kinh nghiệm truyền miệng nữa của người xưa thì việc bé bị dân rốn quấn cổ là do mẹ bầu dơ tay quá cao. Nhưng điều này là không chính xác và chưa được khoa học kiểm chứng. Thực tế thì rất nhiều bà mẹ vẫn luyện tập thể dục, tập yoga với những động tác giơ cao tay, thậm chí nằm treo chân 1 cỗ trong thời kỳ mang thai nhưng không gặp phải vấn đề gì.

Mẹ bầu dơ tay quá cao không hề khiến con bị tràng hoa quấn cổ

Ngoài ra, một số mẹ bầu còn lo lắng thái quá khi phát hiện con bị tràng hoa quấn cổ vì nghĩ rằng nó gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Nhưng thật ra vấn đề này không quá nghiêm trọng. Sau khi sinh bác sĩ chỉ mất khoảng 1 phút để gỡ dây rốn ra khỏi cổ em bé. Chỉ có một số ít trường hợp cần có sự can thiệp của các thủ thuật y khoa để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Khi phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ bố mẹ nên xử lý như thế nào?

Việc bé bị dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện dễ dàng thông qua việc siêu âm hàng tháng. Nếu ở phía sau cổ bé xuất hiện vết đè hình chữ V là bé đang bị cuốn 1 vòng, còn chữ W là 2 vòng. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hay sớm hơn vào tháng thứ 5, 6. 

Điều quan trọng nhất là bố mẹ nên giữ tâm lý bình tĩnh không quá lo lắng, không nên nghe theo lời khuyên không xác thực của những người xung quanh. Nhất là đối với các bà bầu, không được hoang mang ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuyệt đối không được áp dụng kinh nghiệm dân gian xoa bụng để tràng hoa tuột ra. Bởi điều này không những không hề có tác dụng mà còn gây ra những cơn co tử cung làm tăng khả năng sinh non.

Khám thai định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe của bé

Mẹ có thể áp dụng mẹo bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ để gỡ trang hoa cho bé. Bởi những vận động nhẹ nhàng như vậy sẽ khiến bé của động xoay người để tự tháo dây rốn. Có rất nhiều mẹ đã thành công khi áp dụng cách này.

Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ để phát hiện những bất thường. Không nên làm việc nặng, với tay quá cao dẫn đến nguy cơ trượt ngã. Hay dơ tay quá nhiều dẫn đến hiện tượng mỏi tay, căng giãn cơ bụng, đau lưng gây khó chịu mệt mỏi.

Một điểm lưu ý quan trọng nữa là có nhiều bé bị dây rốn quấn quá chặt dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Vì thế, trong quá trình nuôi dưỡng nếu thấy bé có hiện tượng như tim đập mạnh, tay chân run thì nên đưa đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

(Tổng hợp)

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU