Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

(lamchame.vn) - Hiện nay, tiểu đường thai kỳ rất phổ biến và nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ như thế nào

- Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai: Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này. Cụ thể, người có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) lớn hơn 30 thì có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với người có BMI nhỏ hơn 25.

- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ mà còn cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

- Tăng cường vận động hợp lý: Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của từng người. Nếu có thể, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội. Nếu không thể tập thể dục hàng ngày liên tục 30 phút thì bạn có thể chia nhỏ thời gian tập mỗi lần khoảng 10 phút. Bên cạnh đó, các loại hình vận động khác như làm việc nhà, đi thang bộ cũng được xem là hiệu quả tương đương tập thể dục.

- Đi khám đúng các mốc thai kỳ: 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Hãy đi khám đầy đủ, đúng lịch và kiểm tra theo chỉ định của các sĩ nhé các mẹ. 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU