Mẹ bỉm sữa làm sao để tránh trầm cảm dẫn tới chuyện giết con đáng tiếc?

(lamchame.vn) - Từ vụ mẹ sát hại con và cháu ở Thanh Oai (Hà Nội) gây xôn xao dư luận vài ngày này khiến chứng ta bàng hoàng bởi nỗi đau mang tên “trầm cảm” của những người phụ nữ.

Ngày 20/7, sau khi phát hiện 2 cháu bé tử vong ở khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai), lực lượng chức năng đưa nghi can là Hoàng Thị Sen (33 tuổi, quê Hưng Yên) về trụ sở. Người phụ nữ 33 tuổi có triệu chứng trầm cảm khai đã sát hại con trai và cháu gái ruột rồi định tự tử nhưng bất thành.

Nguyên nhân dẫn đến vụ việc đến thời điểm này đang được lực lượng chức năng làm rõ. Tuy nhiên đây là vụ án mạng thương tâm cảnh báo những hệ quả đau lòng do căn bệnh trầm cảm gây ra.

Trước đó, vào tháng 6 năm 2017, bên cạnh những phẫn nộ và giận dữ sau một vụ án mà nghi phạm là mẹ của một em bé sơ sinh lại khiến người ta phải giật mình về nỗi đau "trầm cảm sau sinh".

Cái chết thương tâm của một em bé 33 ngày tuổi mà không ai khác - chính là mẹ của em khai nhận giết em, đã thực sự tạo nên một cơn chấn động mạnh mẽ Không ai có thể tin nổi, một người mẹ lại có thể đang tâm hại đứa con mà mình vừa dứt ruột đẻ ra 33 ngày trước. Và sau đó người ta phải nhắc nhiều về “trầm cảm sau sinh". Từ đó chúng ta lại thương xót cho một bi kịch gia đình xảy ra bởi căn bệnh mà nhiều phụ nữ phải đối diện sau kì sinh nở. Có nhiều người đã vượt qua giai đoạn tăm tối ấy, nhưng cũng không ít người đã bị căn bệnh quật ngã và gây ra cái kết đau đớn.

Đó chỉ là hai ví dụ để thấy hậu quả kinh hoàng của căn bệnh trầm cảm gây ra. Các chuyên gia khẳng định, đây cũng là căn bệnh mà nhiều bà mẹ sau sinh mắc phải.

 

Cuộc sống xã hội, kinh tế càng phát triển, con người càng đối diện với nhiều căng thẳng, áp lực chính là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Với sản phụ thì sự ăng thẳng, thiếu ngủ, thiếu sự quan tâm của chồng, của gia đình… dễ khiến chị em mắc chứng trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh- làm thế nào để vượt qua là câu hỏi nhanh chóng được chị em và cả gia đình, xã hội quan tâm.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Như Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn sức khỏe sinh sản chia sẻ trên Khám phá: “Trầm cảm với phụ nữ sau sinh là một nguyên nhân gây tử vong mẹ thầm lặng. Vì vậy, hệ thống y tế cần tuyên truyền cho các thai phụ chú ý đến trầm cảm (chiếm tỉ lệ 10-15%), nhiều hơn so với một số bệnh lý thường gặp như tiền sản giật (khoảng 10%) hay tiểu đường đang được quan tâm sàng lọc… nhưng lại ít được cộng đồng và xã hội quan tâm. Hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra”.

Điều đầu tiên để người phụ nữ vượt qua chứng bệnh chính là người chồng bên cạnh nên giúp đỡ vợ chứ đừng tìm cách khắc phục các triệu chứng. Cần nên chủ động quan tâm chăm sóc, nói chuyện với các mẹ bỉm sữa nhiều hơn để luôn giữ cho mẹ tinh thần ổn định, thoải mái.

Chị em cũng đặc biệt phải chú ý đến chế độ ăn, ngủ, sinh hoạt hợp lí cho người mới sinh. Trong những trường hợp quá nặng, bạn đừng ngần ngại đến bác sĩ, trung tâm tư vấn sức khỏe, tâm lí sau sinh để được hổ trợ điều trị để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

 

Dưới đây là 11 phương pháp phòng tránh trầm cảm sau sinh:

- Nói ra nỗi lòng

- Học cách thư giãn

- Tranh thủ ngủ khi con ngủ

- Dành thời gian để tập thể dục nhẹ nhàng

- Hãy nghĩ làm mẹ như một sự thay đổi về công việc

- Đừng kỳ vọng mình phải là một bà mẹ hoàn hảo

- Tìm cách nhận càng nhiều giúp đỡ càng tốt

- Đối mặt với nỗi sợ hãi

- Hãy linh động

- Tham gia nhóm các bà mẹ mới sinh con

- Hãy luôn nhắn nhủ bản thân rằng điều tốt đẹp sẽ tới

Theo Sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU