3. LÀ MỘT MẸ ĐOẢNG
Đó là một người mẹ không lo con đói khi bé không chịu ăn cơm, chăm cho con ra ngoài tiếp xúc không khí trong lành, cho con chơi với đất cát, tiếp xúc với trò mạo hiểm. Mẹ đoảng hay bày trò cho con trải nghiệm, làm tuổi thơ của con thêm nhiều kỷ niệm. Nhu cầu các bé cao, thỏa mãn đúng giai đoạn thì đảm bảo khủng hoảng lên 2, hay lên 3 đều không thành vấn đề. Chỉ cần "đoảng" và tin vào con, vậy là đủ rồi.
4. TIN, TRAO QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHO CON
Tiềm năng của trẻ là vô hạn, hãy luôn tin tưởng con, vì mỗi 1 hành động đều có lý do của trẻ, chỉ là con đang học, đang thử nghiệm để tìm ra quy luật. Dù trẻ khóc, mè nheo, hay phản đối, chống đối thì cũng là chuyện bình thường. Đây cũng là cách nuôi dưỡng em bé mạnh mẽ quyết đoán, tự tin và kiên định. Vậy nên đừng vội lo lắng khi con đến thời kỳ biếng ăn hay khủng hoảng khóc ầm ĩ. Việc của bố mẹ là tìm hiểu và giúp con trải qua các giai đoạn 1 cách nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến tâm lý con.
5. LỊCH SỰ KHI GIAO TIẾP VỚI CON
Đây cũng là 1 mấu chốt để nuôi con nhàn, vì bạn không thể tạo nên những đứa trẻ biết thương lượng, nói năng nhẹ nhàng, nói lý lẽ trong khi bố mẹ luôn quát mắng, áp đặt và không tôn trọng con. Không ít bố mẹ than phiền con bướng, hỗn láo, cãi lại, cáu gắt.
Việc đầu tiên hãy nhìn lại bản thân mình trước, vì bạn là tấm gương con nhìn vào. Tính cách con cái cũng phản ánh phần nhiều tính cách của bố mẹ và những người sống cùng trẻ. Biết nhận sai, biết xin lỗi và biết cảm ơn với trẻ là điều người lớn nên làm. Trẻ là người lớn thu nhỏ, vậy nên tôn trọng, lịch sự với trẻ sẽ hình thành nên những đứa trẻ lý lẽ, giao tiếp tuyệt vời và có ý thức rất tốt.
"Mẹ đừng lo hay sợ hãi, thời gian ngồi lo lắng thì hãy chủ động tìm hiểu các vấn đề con gặp phải và tìm cách giải quyết trong yêu thương. Mẹ tâm an tự khắc nuôi con nhàn", chị Nhung nhắn nhủ.