3. Có thói quen lập kế hoạch
Một người dọn dẹp đến một ngôi nhà để dọn dẹp phòng cho trẻ và choáng váng khi bước vào nhà.
Sách và đồ chơi chất thành một đống bừa bộn, quần áo treo bừa bãi, bàn học chất đầy những thứ linh tinh, lại nuôi ba chú chuột, trong phòng tràn ngập mùi khó chịu.
Đứa trẻ không bao giờ dọn dẹp phòng của mình. Ở trong một căn phòng như thế này, làm sao bạn còn có thể nghĩ đến việc học?
Việc dù nhỏ đến mấy, trẻ cũng phải có ý thức lập kế hoạch, đây là một quá trình không hề đơn giản.
Nó không chỉ có thể rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành và tính tự giác của trẻ mà còn tạo cơ hội cho trẻ có khả năng tư duy và xử lý độc lập.
Có người cho rằng: Những học sinh có thành tích học tập xuất sắc đều có đặc điểm chung là học tập có kế hoạch và bước từng bước một.
Cha mẹ nên hướng dẫn con và để con hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập thông qua các phương pháp phù hợp.
Một số trẻ dường như học hành chăm chỉ mỗi ngày nhưng kết quả học tập của các em không bao giờ được cải thiện.
Đây là một minh chứng điển hình không có kế hoạch và thiếu tổ chức.
Cha mẹ cần phải làm gương và truyền cảm hứng cho con cái bằng những hành động của chính mình, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như giữ gìn phòng ốc sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng, sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập một cách khoa học, xếp giày dép đúng chỗ…
Khi trẻ nhận thức được việc lập kế hoạch là quan trọng, chúng ta có thể từng bước khuyến khích và hướng dẫn trẻ lập kế hoạch học tập hợp lý cho bản thân.
Phát triển những thói quen tốt từ khi còn nhỏ có thể mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời, nhưng thói quen không thể hình thành ngày một ngày hai và cũng cần tới những tấm gương thiết thực, vậy cho nên, là phụ huynh, chúng ta cùng nhau cố gắng!