Anh N (SN 1992 Hà Nội) và chị C (SN 1997, cùng địa chỉ) yêu nhau nhưng bị bố mẹ ngăn cấm. Kết quả của mối tình đó là chị C đã mang thai nhưng chị vẫn muốn con có đủ cha, đủ mẹ. Song mẹ anh N cương quyết tuyên bố: “Chỉ nhận cháu, không nhận mẹ”. Quá đau buồn, chị C quyết định làm mẹ đơn thân, cắt đứt liên lạc với anh N. Khi sinh con, chị C đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ, bỏ trống tên bố. Điều này có đúng quy định pháp luật?
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, bạn có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho 02 bé, trường hợp bạn không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác có thể đăng ký khai sinh cho bé.
|
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 123/2015 NĐ-CP quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Căn cứ các quy định trên, mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đang cư trú.
Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con
Điều 16, Luật Hộ tịch 2014 quy định hồ sơ khai sinh cho con bao gồm các giấy tờ sau:
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định
Nộp giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh
Đồng thời, người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Cách thêm tên cha vào Giấy khai sinh
Điều 4 Nghị định 123 giải thích:
Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
Do đó, trong Giấy khai sinh nếu thiếu thông tin về cha thì hoàn toàn có thể bổ sung hộ tịch bằng cách thực hiện 02 thủ tục sau đây:
- Thủ tục nhận cha, mẹ, con;
- Thủ tục bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh.
1/ Thủ tục nhận cha, con
- Người có nhu cầu đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, con để thực hiện thủ tục này (Điều 24 Luật Hộ tịch 2014).
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con (theo mẫu); Giấy tờ chứng cứ chứng minh quan hệ cha con tại Điều 11 Thông tư số 15 năm 2015 như Văn bản giám định, thư từ, phim ảnh…
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc nhận cha con là đúng thì người có yêu cầu sẽ được cấp trích lục đăng ký nhận cha con.
2/ Thủ tục bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh
- Cơ quan có thẩm quyền bổ sung: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người có yêu cầu (Điều 27 Luật Hộ tịch);
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Điều 28 Luật Hộ tịch);
- Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu là có cơ sở, phù hợp với quy định pháp luật, công chức tư pháp, hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Giấy khai sinh, cùng người yêu cầu ký vào Sổ hộ tịch…
Theo Thành viên diễn đàn Lamchame tổng hợp