Cha mẹ dành thời gian sẽ tốt cho sự phát triển của con. Ảnh: The New Age Parents
Đồng hành trong quá trình học tập của con
Ryoko Sato khẳng định: "Tốt hơn hết là bạn nên quản lý mọi thứ. Cha mẹ nên nắm được con có bài tập về nhà, bao nhiêu trang và bao nhiêu câu hỏi phải làm trong một ngày. Tôi sẽ không bao giờ nhắc con học bài với những câu mơ hồ như 'cố gắng hết sức’. Thay vào đó, tôi sẽ trực tiếp kiểm tra các bài tập của con".
Tự bà mẹ này cũng ra bài tập cho các con tùy vào từng trình độ của mỗi đứa trẻ, sau đó cô kiểm tra bài của con và tìm ra lỗi sai, để con sửa nhiều lần cho không tái lỗi.
Người ta nói rằng, con cái là tấm gương phản chiếu cha mẹ. Câu này không hề sai. Khi một đứa trẻ mới sinh ra đời, chúng như một tờ giấy trắng, những sắc màu rực rỡ sau này phụ thuộc rất nhiều vào ảnh hưởng từ bố mẹ.
Có một điều bố mẹ cần nhận ra rằng, điều con cái muốn nhất không phải vật chất đắt tiền mà chính là thời gian bố mẹ dành cho mình mỗi ngày. Bố mẹ đừng viện lý do bận rộn công việc không có thời gian cho con cái, dù cung cấp cho trẻ một môi trường học tốt nhất nhưng không quan tâm đến con cái thì mọi thứ cũng đều vô nghĩa.
Đầu tư vào học hành cho con từ trước 3 tuổi
Trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, môi trường học đóng vai trò rất quan trọng với một đứa trẻ và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của các bậc phụ huynh. Bản thân mỗi đứa trẻ không thể tự mình đánh giá được điều kiện sống quanh mình trước 3 tuổi.
Bà nội trợ Ryoko Sato áp dụng cách đọc cho con nghe khoảng 10.000 cuốn sách tranh, 10.000 bài đồng dao… Cô cho rằng ở độ tuổi này, những cụm từ dễ đọc, dễ nhớ sẽ gây ấn tượng với một đứa trẻ. Hơn nữa, trẻ dễ tiếp thu số lượng lớn những cụm từ mới và học được khả năng đồng cảm. Từ việc cha mẹ thường xuyên đọc sách cho con, trẻ cũng sẽ yêu việc đọc sách hơn.
Lời cuối cùng Ryoko Sato muốn chia sẻ là các bà mẹ không thể nào thực hành ngay lập tức một phương pháp nuôi dạy con được. Mọi thứ đều cần thời gian để chuẩn bị, hầu hết trẻ em đều không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn nghe lời.
Nguồn: Tổng hợp