Mẹ tự điều trị tay chân miệng cho con suýt gây hậu quả nghiêm trọng

(lamchame.vn) - Khi thấy con có biểu hiện lâm sàng như sốt, ở chân tay trên nền các ban rát đỏ có các nốt phỏng nước li ti, mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh.

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ

- Cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho con tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh.

- Dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi bé bị ho hoặc hắt hơi và bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng càng sớm càng tốt.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước cho trẻ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với tã lót và trước khi người lớn chế biến thức ăn cho trẻ.

- Tránh cho trẻ dùng chung cốc, đồ dùng, khăn tắm và quần áo với những người bị nhiễm bệnh.

- Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở của bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.

- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Người nhà hay nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám...

- Thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi và đảm bảo các dụng cụ nấu nướng, chén bát đã được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

- Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ.

Khi trẻ bị chân tay miệng cần kiêng gì?

- Tránh các loại nước ép trái cây có nhiều axit như nước cam. Chúng có thể gây kích ứng các vết loét miệng.

- Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng những thực phẩm chua, cay, mặn, nóng để ngăn ngừa tình trạng khó kích ứng niêm mạc miệng.

- Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo.

- Cố gắng chú ý để con không làm vỡ các nốt phồng rộp.

- Không nên cho trẻ đến những nơi nhiều khói bụi, thiếu vệ sinh sạch sẽ.

- Kiêng ép con ăn quá nhiều bởi lúc này bé đang mệt và khẩu vị cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU