Hút thuốc lá có hại gì cho hệ hô hấp?
Khói thuốc lá là một hỗn hợp kết hợp của hơn 7.000 chất hóa học và trong đó có rất nhiều chất độc hại. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã chứng minh trong thuốc lá có chứa ít nhất 70 chất được biết đến với khả năng gây ra nhiều loại ung thư cho người hoặc động vật đặc biệt là ung thư phổi.
Khói thuốc ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan hô hấp như sau:
-
- Kích thích khí quản và thanh quản
-
- Giảm chức năng phổi và khó thở do sưng, hẹp đường thở phổi và có nhiều chất nhầy dư thừa trong các đoạn phổi
-
- Suy giảm hệ thống thanh thải của phổi từ đây dẫn đến việc tích tụ các chất độc hại, gây kích ứng và tổn thương phổi.
-
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi và gây các triệu chứng như ho nhiều và thở khò khè
-
- Tổn thương vĩnh viễn đến các túi khí của phổi.
Nếu một trong nhiều tình trạng trên kéo dài và tiếp diễn liên tục thì người bệnh có khả năng cao mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp,...
Mối quan hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi, là nguyên nhân chiếm từ 80% - 90% trường hợp tử vong do ung thư về phổi. Sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác như xì gà hoặc tẩu cũng làm tăng nguy cơ ung thư về phổi tương tự.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc tử vong vì ung thư về phổi cao gấp 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí chỉ cần hút một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc thỉnh thoảng hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư về phổi. Một người có tình trạng hút thuốc kéo dài nhiều năm cùng lượng khói thuốc nạp vào càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Những người bỏ thuốc lá có nguy cơ ung thư về phổi thấp hơn so với những người tiếp tục hút thuốc. Nhưng nguy cơ mắc bệnh ung thư vẫn cao hơn so với những người không bao giờ hút thuốc. Bỏ thuốc lá hoàn toàn có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, hút thuốc lá có thể gây ung thư ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể. Hút thuốc lá gây ung thư miệng và họng, thực quản, dạ dày, ruột kết, trực tràng, gan, tuyến tụy, thanh quản (thanh quản), khí quản, phế quản, thận và bể thận, bàng quang, tiết niệu và cổ tử cung và có thể gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.
Ngoài ra, người hút thuốc lá “thụ động” cũng có nguy cơ mắc ung thư về phổi thấp hơn người hút nhưng họ vẫn có nguy cơ hơn người bình thường. Điều này là do họ đã nạp khói thuốc và vô tình hít phải chất độc hại của khói thuốc. Thai phụ hút thuốc cũng có thể gây hại cho thai nhi. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong năm đầu đời có nhiều nguy cơ bị bệnh hơn và đột tử ở giai đoạn sơ sinh (SUDI).
Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay
Người mắc bệnh ung thư về phổi sẽ được tiến hành nhập viện và điều trị. Tùy vào tình trạng khối u cũng như loại ung thư mà phác đồ điều trị cũng sẽ khác nhau.-
Phương pháp điều trị chính cho tế bào ung thư phổi gồm:
-
- Phương pháp phẫu thuật: Một ca phẫu thuật sẽ được bác sĩ thực hiện để loại bỏ mô, tế bào ung thư.
-
- Hóa trị liệu. Sử dụng các loại thuốc đặc biệt để thu nhỏ, gây độc tế bào để tiêu diệt ung thư. Thuốc có thể là thuốc đường uống hoặc thuốc dùng để tiêm trong tĩnh mạch hoặc đôi khi cả hai loại này.
-
- Xạ trị. Sử dụng chùm tia có năng lượng cao (tương tự như tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư ung thư.
-
- Điều trị trúng đích. Bệnh nhân được sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Bệnh nhân sẽ phải thực hiện các xét nghiệm để xem liệu pháp nhắm đích có phù hợp với loại ung thư họ hay không trước khi điều trị này được sử dụng. Nổi bật trong đó là xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant 360 (Guardant360 là một xét nghiệm nhằm cung cấp thông tin đột biến của khối u, hỗ trợ điều trị nhắm trúng đích mà không xâm lấn đến khối u gây đau đớn cho bệnh nhân).
Những liệu pháp điều trị bổ trợ cũng được thực hiện với mục đích giảm thiểu những tác dụng phụ của những phương pháp điều trị chính như giảm đau đớn, giảm tình trạng chán ăn,...
Dù là một căn bệnh gánh nặng cho xã hội nhưng đi cùng sự phát triển của y học thì tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cũng giảm đi rất nhiều. Có nhiều phương pháp điều trị tân tiến nhưng tốt hơn hết vẫn nên tầm soát, chẩn đoán sớm để có thể phát hiện kịp thời giúp bệnh nhân có phương án xử lý sớm và tăng tỉ lệ sống sót.
Tại CHEK Genomics, chúng tôi đang cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm tân tiến và hiện đại, đạt chuẩn CAP và CLIA. Những xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm sinh thiết lỏng Guardant360, Xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn: sinh thiết mô và sinh thiết lỏng, Xét nghiệm Oncotype DX. Quý khách muốn tìm hiểu về dịch vụ có thể gọi hotline hoặc đăng ký trên trang web của CHEK Genomics.