Nguyên nhân gây ra nguy cơ viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Do thời gian vỡ ối đến khi sinh: Thời gian vỡ ối càng dài thì tỉ lệ trẻ bị viêm phổi càng cao. Nếu thời gian vỡ ối đến khi sinh lên tới 24 giờ trở lên thì có đến 90 % trẻ bị viêm phổi.
Bé hít phải nước ối, phân su: Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất sau sinh khoảng 1 tuần. Nhưng một số trường hợp là do trẻ bị bệnh khi còn trong bụng mẹ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn ở đường sinh dục của mẹ.
Nồng độ vitamin D trong máu thấp: Trẻ sơ sinh có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nguy cơ mắc nhiễm trùng phổi do virus hợp bào hô hấp (RSV).
Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Mùa hè trẻ thường mắc bệnh viêm phổi |
480(4).jpg |
Thông thường các triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường rất khó phát hiện và không rõ ràng. Bạn nên chú ý nếu trẻ có một trong những biểu hiện sau: Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, da xanh, sốt cao, khó thở, thở nhanh và không đều, có hiện tượng rút lõm lồng ngực do co kéo cơ liên sườn.
Khi trẻ có biểu hiện co lõm lồng ngực tức là bệnh viêm phổi đã nặng cần được nhập viện để điều trị. Mẹ nên vén cao áo để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ. Để con nằm yên, không bú, không khóc để quan sát chính xách hơn.
Nếu trẻ bỏ bú, thở nhanh, có cơn ngừng thở, tím tái thì cũng nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Sai lầm chăm con dẫn tới viêm phổi
Bé thường xuyên nằm điều hòa dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi. |
Một số bà mẹ cho rằng trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm lạnh nên cần phải ủ ấm kĩ. Tuy nhiên, nếu ủ bé quá kĩ, mồ hôi thoát ra không được bay lên mà thấm ngược vào phổi dễ khiến bé mắc các bệnh về hô hấp.
Trời nắng nóng mẹ cứ nghĩ bật điều hòa và quạt liên tục để con đỡ bị nóng nên vô tư để luồng gió lùa thẳng vào người bé khiến cho con bị nhiễm lạnh dẫn tới viêm phổi.
Nếu mẹ thường xuyên cho con ra ngoài vào sáng sớm và tối muộn cần hạn chế ngay vì đây là thời điểm lạnh nhất trong ngày. Trong trường hợp bắt buộc nên mang theo mũ, khăn và đầy đủ quần áo cho bé.
Điều trị và phòng viêm phổi cho trẻ sơ sinh
Trường hợp trẻ không sốt, chỉ ho nhẹ vẫn bú mẹ, thở đều thì có thể theo dõi tại nhà. Mẹ nên làm thông thoáng bằng cách hút mũi, cho bé uống thuốc ho nhẹ, không cần dùng thuốc kháng sinh.
Nếu trẻ bỏ bú, thở nhanh, có cơn ngừng thở, tím tái cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Điều quan trọng khi điều trị viêm phổi nặng là sử dụng kháng sinh thích hợp, đúng liều, đúng cách, đủ thời gian và trong trường hợp cần thiết mới cần dùng tới.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé tăng cường bú và uống nước.
Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể cho bé nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn. Tuyệt đối không nên kiêng tắm với trẻ bị viêm phổi nhưng không nên tắm lâu, phải tắm nơi kín gió.
Theo Sohuutritue.net.vn