Nhà trị liệu tâm lý gia đình, bà Paige Greytok, cho biết những khái niệm phức tạp như chuyển nhà, ly hôn hay cái chết rất khó hiểu đối với trẻ em. Và nếu bạn "nhấn chìm" trẻ trong những thông tin phức tạp, con có thể bị choáng ngợp và ngừng hiểu. Thay vào đó, cha mẹ nên sử dụng những câu ngắn gọn, nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi của con.
4. Ghi nhận cảm xúc của con
Dạy con gọi đúng tên của cảm xúc là cách giúp trẻ chuyển tâm trạng của mình thành lời nói. Ví dụ, khi đang nói về câu chuyện nào đó, cha mẹ có thể dừng lại và hỏi trẻ: "Nghe như vậy, con có buồn không" hoặc "Con có sợ không?".
Tiến sĩ Huebner khuyên các cha mẹ đừng bao giờ gạt bỏ cảm xúc của con: "Bạn có thể giảm thiểu nỗi sợ hãi lo lắng của con bằng câu "Đừng sợ", "Đừng lo", nhưng bạn hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì con đang cảm thấy đều là thật và có giá trị. Trẻ em cần phải "cảm thấy" trước khi có thể chuyển qua việc xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề".
5. Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của con
Trẻ em là chúa tò mò, thế nên mọi vấn đề đều dễ dàng trở thành đề tài cho con hỏi. Việc của cha mẹ lúc này là hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của con. Trong trường hợp con hỏi câu khó, cha mẹ hãy thành thật nói với con rằng "câu này bố mẹ không biết. Bố mẹ sẽ tìm hiểu về nó và đến cuối tuần sau, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận lại về vấn đề này".
Có như vậy, trẻ sẽ ngày càng tin tưởng cha mẹ hơn và hào hứng hơn với những buổi nói chuyện cùng gia đình.