Bác sĩ Bác. (Ảnh Ngọc Minh)
Theo bác sĩ, trẻ bị ảnh hưởng tâm lý từ cách cư xử của bố mẹ thường sẽ có 5 biểu hiện cụ thể:
- Thứ nhất, đứa trẻ có thể có biểu hiện tránh né. Trẻ sẽ thu rút về không gian riêng và cha mẹ sẽ mất kết nối với con.
- Thứ hai, trẻ phản kháng tiêu cực do mất niềm tin vào bố mẹ. Trẻ sẽ luôn cho mình là đúng, không tôn trọng hành vi, cách cư xử của bố mẹ.
- Thứ ba, trẻ sẽ định hình cuộc sống theo hình tượng mà trẻ thấy từ bố, mẹ. Ví dụ, trẻ sẽ dựa theo cách cư của mẹ với bố ra sao để định hình nhân cách giống mẹ và học theo cách mẹ cư xử với cuộc sống.
- Thứ tư, trẻ có thể bị rối loạn cảm xúc khi nhìn thấy cách cư xử không đúng mực của bố mẹ. Biểu hiện này có thể nặng hơn ở những đứa trẻ mắc sẵn rối loạn cảm xúc, phổ tự kỷ.
- Thứ năm, ở một số trẻ mất niềm tin với gia đình và bị mất niềm tin với chính bản thân mình. Một số trường hợp nghiêm trọng trẻ có thể tự gây hại cho sinh mệnh của mình.
Theo bác sĩ Bách, những đứa trẻ sống trong gia đình hòa thuận sẽ có được nguồn năng lượng tốt. Cha mẹ sẽ là hình mẫu, là mặt tinh thần cho trẻ trong một khoảng lứa tuổi nào đó. Điều này sẽ là nền tảng giúp trẻ có thể vượt qua được những thách thức hoặc những vấp ngã trong cuộc sống.
Ngược lại, khi trẻ sống trong một gia đình bố mẹ bất hòa. Áp lực cuộc sống của trẻ sẽ được tích lũy trong khoảng từ 5-6 năm và khi trẻ qua ngưỡng 12 tuổi, trẻ có thể bùng phát những đợt rối loạn tâm lý. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ dễ cãi bố, cãi mẹ, thích sống theo ý mình. Khi ở nhà trẻ sẽ sống bằng 1 nhân cách và khi ra ngoài trẻ sẽ sống bằng một nhân cách khác.
Theo chuyên gia tâm lý khi các bậc cha mẹ phát sinh mâu thuẫn trong cuộc sống, cha mẹ nên ngồi lại nói chuyện với nhau một cách tử tế và không nên tranh luận, cãi vã trước mặt trẻ vì điều này sẽ tạo ra những gì ảnh không tốt trong mắt trẻ.