Mảnh xương hàm được tìm thấy trong cổ họng của nam sinh. Ảnh: BMJ
Sau khi bị tai nạn xe hơi, nam sinh 21 tuổi sống tại Nhật (chưa rõ danh tính) trở về nhà với các triệu chứng ho. Các bác sĩ đã kê thuốc ho cho anh. Tuy nhiên, loại thuốc ho thông thường không làm thuyên giảm bệnh. Sau 4 tháng ho dai dẳng, nam sinh này phải đến bệnh viện “cầu cứu”.
Bác sĩ quyết định sẽ chụp CT đường hô hấp để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bản chụp CT cho thấy có một vật gì đó màu trắng và cứng ở trong họng của anh ta. Sau này, vật đó được xác định là mảnh xương hàm bị vỡ. Họ chẩn đoán do nam sinh vô tình hít phải trong trạng thái mất ý thức tạm thời lúc xảy ra tai nạn xe hơi.
“Khi rơi vào trạng thái mất ý thức, ví dụ như hôn mê, có thể khiến người bị nạn vô tình hít một số dị vật vào đường thở”, các bác sĩ nói thêm. Nam sinh cũng nói rằng, anh ấy bị ho liên tục sau tai nạn, đồng thời giọng nói cũng biến đổi theo. Các bác sĩ đã bị phân tâm khi cho bệnh nhân dùng thuốc ho theo các triệu chứng thông thường.
Khi đã chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ đã tiến hành đặt ống thở cho nam sinh. Sau đó, dùng kẹp gắp dị vật ra mà không cần tới phẫu thuật. Bệnh nhân xuất viện 1 tháng sau đó.
Ảnh chụp CT cho thấy có dị vật xuất hiện trong cổ họng nam sinh (phần mũi tên màu đỏ)