Ảnh minh họa.
Thành ngữ cổ "Đoạn tụ chi phích" (mối tình cắt áo) cũng bắt nguồn từ thời nhà Hán. Nam sủng của Hán Ai Đế là Đổng Hiền, hắn được Hoàng đế sủng hạnh vô cùng, có thể nói là "sống thì cùng giường, chết thì cùng huyệt". Có một ngày, Hán Ai Đế thức dậy muốn xuống giường thì phát hiện tay áo đã bị Đổng Hiền gối đầu lên. Không muốn làm sủng nam tỉnh giấc, Hoàng đế liền lấy kiếm cắt đứt tay áo của mình. Chính vì thế, người đời sau mới gọi mối tình của Hán Ai Đế và Đổng Hiền là "Đoạn tụ chi phích".
"Long Dương chi phích" là 1 điển cố khác liên quan đến đồng tính nam, được ghi chép trong "Chiến Quốc Sách: Ngụy Sách". Long Dương Quân là sủng nam của vua nước Ngụy, cả 2 như hình với bóng không thể rời xa nhau.
Có 1 ngày, 2 người họ cùng đi câu cá. Khi đã thu hoạch được kha khá, Long Dương Quân bắt đầu khóc. Ngụy Vương nhanh chóng hỏi nguyên nhân thì được đối phương trả lời: "Ta rất hạnh phúc khi vừa câu được con cá đầu tiên, nhưng đến khi câu được con cá lớn khác thì muốn thả con cá đầu tiên đi. 4 biển rộng lớn, mỹ nhân nhiều biết bao nhiêu, ta sợ đại vương sẽ nhìn trúng một người đẹp hơn ta, sẽ bỏ rơi ta. Ta làm sao có thể không khóc chứ?". Ngụy Vương nghe được những lời này rất cảm động, liền hạ lệnh: Trong cả nước, nếu có ai tiến cử người đẹp cho nhà vua sẽ bị chém đầu cả nhà.
Quan hệ chủ tớ cũng là hình thức đồng tính thường gặp nhất trong thời cổ đại. Những đầy tớ này được gọi là "Luyến đồng", "Luyến" có nghĩa là dung mạo xinh đẹp. Trong thời kỳ Ngụy - Tấn - Nam - Bắc triều và Minh - Thanh triều, hoạn dưỡng (nuôi dưỡng vì lợi dụng) luyến đồng đã trở thành trào lưu. Đến cuối triều đại nhà Thanh, có nhiều luyến đồng đã trở thành 1 công cụ để tiết dục.
Không giống như đàn ông có thể tìm được nam sủng, luyến đồng qua các hoạt động xã hội, phụ nữ thời cổ đại có rất ít cơ hội tham gia hoạt động bên ngoài gia đình, chính vì thế phương thức tìm người tình đồng tính kín đáo hơn.
Trong thời kỳ phong kiến hàng nghìn năm, lễ giáo cho rằng điều quan trọng nhất đối với phụ nữ là trinh tiết, thê thiếp hòa thuận, gần gũi như chị em. Vì thế, ngay cả khi giữa những người phụ nữ phát sinh tình cảm, chỉ cần đối với gia tộc không có hậu quả gì thì đàn ông đều sẽ chấp nhận.
Lý Ngư, một tác giả tài năng thời nhà Minh, đã từng sáng tạo ra một kịch bản hí kịch mang tên "Liên Hương Bạn" về chủ đề đồng tính nữ. Thôi Tiên Vân là vợ của Giám sinh Phạm Giới Phu, trong dịp tròn 1 tháng thành thân đã lên chùa thắp hương. Lúc này cô gặp Tào Ngữ Hoa, người phụ nữ nhỏ hơn mình 2 tuổi.
Thôi Tiên Vân thích mùi hương cơ thể của Tào Ngữ Hoa, còn Tào Ngữ Hoa lại ngưỡng mộ tài thơ ca của Thôi Tiên Vân. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, họ đã cảm thấy đối phương thân thuộc như bạn cũ. Cuối câu chuyện, Thôi Tiên Vân cố tình lập kế hoạch để Tào Ngữ Hoa kết hôn với chồng mình, để có thể gần gũi với mình.
Năm 2010, để kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Lý Ngư, tác phẩm này đã được chỉnh sửa thành Ca kịch Côn khúc biểu diễn trên sân khấu.
Phản ứng không gay gắt của quân thần thời Xuân Thu, sự thịnh hành nam sủng thời Ngụy - Tấn, hoạn dưỡng luyến đồng thời Minh - Thanh đều chứng minh thái độ của người xưa đối với những tình yêu đồng giới.
Ngoài ra, những người phụ nữ trong xã hội nam quyền không có quyền phát ngôn, miễn là hoàn thành bổn phận nối dõi tông đường là được, họ không can thiệp quá nhiều vào mối quan hệ của chồng với người đàn ông khác ở bên ngoài. Do đó, không có gì lạ với chuyện 2 người đàn ông yêu nhau trong thời cổ đại.
Nguồn: Zhihu