Nếu là loại sợ hãi thứ nhất, trong lòng có rất nhiều tức giận dồn nén, bởi vì khi sợ hãi một người sẽ không thể tự bảo vệ mình, chỉ có thể để người khác xâm phạm biên giới của mình.
Vì vậy, nếu bị mẹ chồng đối xử tệ bạc, bạn có thể nói với anh ấy rằng: "Em cảm thấy rất buồn khi mẹ nói em như thế. Em muốn được anh lên tiếng, bảo vệ nhưng không… Lúc đầu em rất giận anh, nhưng sau đó em nghĩ, em mới chỉ bị 1 lần, mẹ vẫn khắt khe với anh từ nhỏ đến lớn chắc đối với anh cũng không dễ dàng gì.
Lúc này anh ta sẽ nghĩ: "Ừ, mình đã bị kiểm soát quá lâu" và lửa giận của anh ta bùng lên sinh phản kháng mạnh mẽ.
Nếu là loại tội lỗi, anh ta luôn cho rằng từ nhỏ mẹ đã vì ta mà hi sinh nhiều như vậy, không thể làm tổn thương mẹ…
Bạn có thể nói: "Anh là 1 người con có hiếu khiến em rất khâm phục. Nhưng anh có chắc anh cứ miệt mài làm mọi thứ nghĩ để cho mẹ vui mẹ có vui thực sự không? Mẹ hi sinh là để cho anh có 1 tương lai tốt đẹp. Nếu anh cứ quá nặng nề thế này sẽ khiến mẹ chạnh lòng, mẹ có cảm giác anh đang trả nợ mẹ".
Những lời này sẽ thổi bùng nỗi buồn của anh ấy.
Mỗi người thường có xu hướng đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của chính họ.
Bạn phải làm cho một người đàn ông nhận ra những gì anh ta đã mất và để anh ta hiểu rằng nếu tiếp tục như vậy, anh ta sẽ không được tự do cả đời, anh ta chỉ đang là con rối chứ không phải báo hiếu.
Thay đổi thế giới quan và tư duy của 1 người đàn ông từng là con ngoan của mẹ cần sự kiên trì. Bạn không thể xúi giục anh ta như 1 đứa trẻ hay gay gắt, bắt ép.
Có người đạt được kết quả tức thì, có người lại mất thời gian, tùy thuộc vào độ chín về tâm lý của người đàn ông, cần phải thâm nhập từ từ và điều chỉnh từng bước. Hãy để anh ta hiểu rõ sự khác nhau giữa ranh giới của hiếu thảo và vòng cộng sinh luẩn quẩn. Hãy nhớ, bạn đang làm cho cả 2 mối quan hệ trở nên tốt hơn chứ không phải phá hoại bất cứ tình mẫu tử nào.