Gan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng như hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, lọc sách máu, sản xuất protein và lưu trữ năng lượng. Khi gan có vấn đề sẽ có một số triệu chứng như vàng da, nói lắp… bạn nên thực hiện các xét nghiệm chức năng gan.
Khi đó, bác sĩ sẽ cho thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra nồng độ protein và enzyme trong máu. Enzyme là các loại protein đặc biệt, làm chất xúc tác, thúc đẩy các phản ứng của cơ thể.
Nồng độ enzyme trong máu cho thấy mức độ tổn thương gan hoặc bị bệnh. Bên cạnh đó, bài kiểm tra sẽ giúp bạn biết được gan có hoạt động tốt hay không.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan
Thực hiện bài xét nghiệm chức năng gan để biết có mắc bệnh gan không, ví dụ như viêm gan (gan của bạn bị sưng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác). Các triệu chứng chung khi gan có vấn đề:
Phân màu đen hoặc phân nhạt màu
Chán ăn
Chướng bụng
Nôn mửa và buồn nôn
Kiệt sức và mệt mỏi
Vàng mắt và vàng da
Chướng bụng là một trong những biểu hiện của bệnh gan
Dựa trên kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm chức năng gan nếu bạn có nhiều khả năng bị tổn thương gan hoặc mắc bệnh gan. Trong những trường hợp như:
Nghiện rượu nặng
Gia đình có tiền sử bệnh gan
Thừa cân, đặc biệt khi bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao
Dùng thuốc có hại cho gan
Những xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Một số chỉ số phổ biến bạn có thể nghe bác sĩ hoặc y tá đề cập đến:
ALT: ALT là một enzyme giúp phân hủy protein và được tìm thấy chủ yếu ở trong các tế bào gan. Chỉ số ALT cao nghĩa là bạn bị tổn thương gan.
ALP: ALP là một enzyme được tìm thấy trong gan, ống mật, xương. Chỉ số ALP cao nghĩa là bạn bị tổn thương gan, mắc bệnh gan, tắc nghẽn đường mật, bệnh xương khớp.
Dựa trên các chỉ số các enzyme bác sĩ sẽ cho bạn biết sức khỏe gan
Albumin và protein toàn phần: 2 protein quan trọng của gan là albumin và globulin. Chỉ số này giảm có nghĩa là bạn có thể bị tổn thương gan hoặc mắc bệnh gan.
AST: AST là một loại enzyme có trong gan. Chỉ số enzyme này cao đồng nghĩa với việc bạn bị tổn thương gan hoặc mắc bệnh gan.
Bilirubun: Bilirubun được sản xuất từ tế bào hồng cầu. Bình thường, gan bài tiết bilirubin ra khỏi cơ thể. Nếu nồng độ bilirubin cao, bạn có thể bị vàng da, tổn thương gan.
GGT: nếu nồng độ enzyme GGT cao có thể làm tổn thương gan, ống mật.
LD: LD cũng là một enzyme khác của gan, khi nồng độ enzyme này cao nghĩa là gan có bạn có thể bị tổn thương, tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác khiến chỉ số này tăng.
Xét nghiệm đông máu: xét nghiệm này để biết được phải mất bao nhiêu lâu mới có thể hình thành một cục máu đông. Nếu thời gian đông máu dài thì đó là dấu hiệu của tổn thương gan. Các loại thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin), cũng có thể khiến thời gian đông máu dài hơn.
Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan?
Có một số loại thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, bạn không nên ăn uống trong vòng 10 – 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.
Hãy nói với bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng gồm thuốc không cần đơn và thuốc thảo dược.
Xét nghiệm chức năng gan là gì?
Những việc xảy ra trong quá trình tiến hình xét nghiệm?
Y tá, bác sĩ sẽ dùng ống tiêm để lấy lượng máu cần thiết, thường là lấy máu ở cánh tay gần khuỷu tay. Bạn sẽ cảm thấy đau nhói khi kim tiêm đâm vào tay, sau khi lấy xong bạn có thể bị đau hoặc bầm tím chỗ lấy máu.
(Ảnh minh họa)
Thông thường, những xét nghiệm chức gan này có thể được thực hiện nhiều lần trong vài ngày, vài tuần. Bác sĩ có thể chỉ định phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và cân đối khoảng cách giữa các lần xét nghiệm.
Thông thường bạn sẽ mất vài giờ sau mới có thể nhận được kết quả, tuy nhiên có những trường hợp phải sau vài này.
Kết quả xét nghiệm nói lên điều gì?
Kết quả xét nghiệm bao gồm chỉ số của bạn, kèm các chỉ số thông thương. Có thể có sự sai lệch chỉ số, phụ thuộc vào kĩ thuật xét nghiệm nghiệm hoặc giới tính.
Nếu kết quả của bạn không bình thường, bạn sẽ phải tiến hành thêm nhiều bài kiểm tra khác. Một mình xét nghiệm chức năng gan không thể đủ căn cứ để bác sĩ có thể kết luận chính xác về tình hình bệnh của bạn.
*Theo Webmb