Nếu có thể kết hôn muộn thì đừng vội: Phụ nữ nên ưu tiên trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình, sau đó tự khắc có cơ hội gặp gỡ người lý tưởng nhất cuộc đời

Người phù hợp sẽ không chủ động đi tìm bạn, bởi bạn chưa trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình nên bạn không có đặc quyền lựa chọn hôn nhân diễn ra theo đúng mong muốn của bạn.

Thực tế hiện nay, nhiều phụ nữ kết hôn là để đối phó với những lời thúc ép từ người thân xung quanh. Chẳng hạn, bố mẹ hối thúc con gái đã đến "tuổi băm", hay bạn bè đã kết hôn và bản thân không muốn là một ngoại lệ, hoặc là sự hối thúc cưới từ chính người mà mình yêu. Nhiều phụ nữ cưới trong tâm trạng không muốn nhưng đành phải gật đầu, bởi theo họ kết hôn là chuyện sớm muộn, nếu vậy cưới sớm một chút cũng chẳng sao.

Bạn bè tôi nhiều người đã kết hôn vào năm 25 tuổi, trải qua 10 năm hôn nhân, khi tôi hỏi liệu họ có cảm thấy hạnh phúc không. Đa số họ đều lắc đầu và rút ra một chân lý: "Nếu có thể kết hôn muộn thì đừng vội". Nhiều người trong số họ nay đã ly hôn hoặc đang do dự muốn ly hôn người bạn đời của mình.

Nếu bạn hỏi tôi độ tuổi nào kết hôn là phù hợp nhất? 25 tuổi, 28 tuổi hay 30 tuổi? Tôi sẽ trả lời rằng: "Đều không phải, không có độ tuổi nào là phù hợp nhất, chỉ có người muốn kết hôn hay không thôi". Nếu bạn may mắn gặp được người phù hợp với mình thì kết hôn sớm hay muộn cũng chẳng sao, do đó bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.

Tôi có một người bạn tên là Dung (32 tuổi) đã trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân. Cô ấy và chồng cũ quen nhau vào độ xuân sắc năm 23 tuổi. Trải qua 3, 4 tháng quen biết thì họ tính chuyện trăm năm, sau đó họ cũng là người đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân vội vàng.

Họ chính là tình đầu của nhau và cả hai đều ngỡ là mối tình duy nhất trong đời. Thời điểm họ yêu và cưới, cả hai người khi đó vẫn còn quá trẻ. Họ vẫn còn bỡ ngỡ với 2 chữ "hôn nhân", vẫn không hiểu hết về người bạn đời của mình, và càng không biết thỏa hiệp với nhau sau mỗi lần tranh cãi gay gắt. Do đó, khi hôn nhân đổ vỡ thì cả hai người đều có một phần trách nhiệm trong chuyện này.

Hiện tại, Dung đã 32 tuổi, có công ty riêng và được xem là người phụ nữ thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, về chuyện tình cảm thì cô ấy vẫn chưa dự tính sẽ tái hôn trong tương lai gần. Sau cuộc hôn nhân thất bại, cô ấy đã dành trọn 8 năm để ổn định lại cảm xúc. Bởi vậy, nếu bạn vẫn còn trẻ và vẫn chưa kết hôn, hy vọng bạn có thể suy nghĩ thận trọng hôn nhân là gì, sau đó rồi mới đưa ra quyết định quan trọng là kết hôn hay không.

Có những cặp tình nhân bên nhau khi còn trẻ, sau đó họ chia ly trong sự nuối tiếc của nhiều người. Nguyên nhân không phải là họ không hợp nhau, mà là họ gặp nhau không đúng thời điểm. Nói cách khác, họ vẫn còn trẻ, còn nhiều khuyết điểm, vẫn chưa trở thành một phiên bản nâng cấp của bản thân, vẫn chưa đủ tâm và tầm để nhận ra ưu điểm của đối phương. Bởi thế sau khi tình cảm của hai người đã nhạt nhòa, họ trở nên ít nhường nhịn nhau, trách móc ngày càng nhiều hơn nên chia xa cũng là điều dễ hiểu. 

Tuyết - cô hàng xóm cạnh nhà tôi, là một điển hình tiêu biểu của việc kết hôn muộn. Từ năm 30 - 38 tuổi, cô ấy luôn bị người nhà hối thúc chuyện kết hôn, luôn bị bạn bè trêu chọc là gái ế không ai thèm rước. Thế nhưng cô ấy vẫn tự mình vượt qua những lời đàm tiếu và tuyệt vọng đến mức nghĩ rằng bản thân không bao giờ có cơ hội được mặc váy cưới.

Quả thật cuộc đời không ai biết trước được điều gì, cô ấy bất ngờ gặp được một người đàn ông lý tưởng, ít nhất là phù hợp với cô ấy. Bởi họ gặp đúng người, đúng thời điểm nên hôn lễ diễn ra trong sự chúc phúc của mọi người. Sau khi kết hôn, cô ấy sinh được một cặp song sinh vô cùng đánh yêu, hôn nhân của cô ấy tuy muộn màng hơn người khác nhưng có thể gọi là hạnh phúc viên mãn.

Nếu như bạn may mắn gặp được người phù hợp thì kết hôn muộn chút quả thật chẳng sao. Hy vọng bạn và người ấy gặp nhau vào thời điểm cả hai đang độ tuổi chín chắn, trưởng thành, có khát vọng xây dựng một gia đình hạnh phúc, có niềm tin giữ vững hôn nhân trước những sóng gió của cuộc đời.

Có lẽ bạn muốn biết phụ nữ kết hôn vào năm bao nhiêu tuổi được xem là muộn màng nhất. Thực ra chờ một người cả đời cũng không được xem là muộn, bởi có những tình cảm xứng đáng để chúng ta phải chờ đợi. Tiền đề là bạn cần tích cực trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, sau đó mới có cơ hội gặp gỡ người lý tưởng nhất cuộc đời bạn. 

Nếu bạn không mạnh dạn tiến về phía trước thì dù bạn ngồi than thở oán trách số phận cũng là điều vô nghĩa. Người phù hợp sẽ không chủ động đi tìm bạn, bởi bạn chưa trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình nên bạn không có đặc quyền lựa chọn hôn nhân diễn ra theo đúng mong muốn của bạn.

 

Theo Trí Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU