Trong các cuộc tranh cãi, cả cha mẹ lẫn con cái đều cần tuân thủ một số nguyên tắc. (Ảnh minh họa)
Vậy làm thế nào để cuộc tranh luận thành công nhất? Điều này phải đến từ cả 2 phía và có những nguyên tắc nhất định sau đây:
- Lịch sự và tôn trọng: Khi con bày tỏ mong muốn, cha mẹ không nên bỏ đi hoặc cắt ngang lời. Hãy bình tĩnh lắng nghe con và đưa ra ý kiến bản thân. Điều đó thể hiện sự lịch sự, thái độ tôn trọng trẻ.
- Rõ ràng và thẳng thắn: Nhiều cha mẹ không nghe lời con nói mà bắt con làm theo ý mình. Họ cũng không giải thích, không bình luận để con hiểu và khẳng định đó là cách "tốt nhất". Khi con cái bày tỏ quan điểm và hỏi nguyên nhân, trẻ chỉ nhận được sự nhấn mạnh của chữ "phải", không kèm theo lời giải thích. Sự áp đặt và không rõ ràng của cha mẹ có thể khiến cuộc tranh luận kết thúc trong sự khó chịu của trẻ. Cha mẹ có thể đang vô tình biến trẻ thành người không có chính kiến, không có khả năng phản biện và chỉ nghe theo lời người khác.
Còn về phía con cái, sự thẳng thắn, rõ ràng cần phải thể hiện ở chỗ trẻ bày tỏ được suy nghĩ và trình bày một cách mạch lạc. Giống như một bài văn nghị luận vậy, trẻ phải đưa ra đầy đủ luận điểm, dẫn chứng.
- Hợp tác và cởi mở: Chỉ có sự hợp tác và cởi mở giữa hai bên mới giúp cuộc tranh luận thành công. Điều này không chỉ khiến cha mẹ hiểu con hơn mà còn giải quyết được mọi khúc mắc trong lòng của đôi bên, không kéo dài mâu thuẫn.
Những nguyên tắc trên không chỉ áp dụng cho cuộc tranh luận của cha mẹ và con cái mà còn là yếu tố nền tảng quyết định sự thành công của các cuộc tranh luận khác.