5. Xen kẽ giữa bài dễ và bài khó
Việc xen kẽ giúp con không bị nản khi gặp bài khó, cũng không nhanh chán khi làm 1 phát là xong. Sự luân phiên khó - dễ giúp con bớt căng thẳng hơn khi giải quyết bài tập về nhà.
6. Đặt ra mục tiêu, có khen thưởng và kỷ luật rõ ràng
Khen thưởng và kỷ luật với bất kì đứa trẻ nào đều là cách tốt để con tập trung hoàn thành mục tiêu. Với trẻ tăng động giảm chú ý càng có ý nghĩa giúp các con hoàn thành những yêu cầu của cha mẹ.
7. Thường xuyên trao đổi với giáo viên của con
Đa phần các phụ huynh thường ngần ngại khi trao đổi với người khác về chứng tăng động của con. Vậy nhưng đây không phải là cách làm hay vì bạn đã đánh mất đi cơ hội để con được giúp đỡ nhiều hơn. Nên trao đổi để thầy cô giáo giúp bạn thực hiện giáo dục hành vi ngay tại trường và bổ sung kiến thức bị thiếu.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.
Cụ thể, có 7 dấu hiệu sau bố mẹ cần lưu ý:
- Không nhận biết được mong muốn của người khác.
- Xáo trộn tình cảm.
- Bồn chồn, không yên.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thiếu tập trung.
- Hay lơ đễnh.
- Mơ màng.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các khoa học cho rằng chứng rối loạn này có thể liên quan tới các hóa chất trong não. Khi các hóa chất trong não mất cân bằng có thể ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh.