Trong cuộc sống hàng ngày, bố không tôn trọng mẹ
Sau khi con ra đời, mối quan hệ giữa cha mẹ là khuôn mẫu đầu tiên cho mối quan hệ giữa hai giới mà đứa trẻ tiếp xúc. Có thể nói, nhận thức tình cảm sau này của con cái sẽ được tiếp thu từ cuộc hôn nhân của cha mẹ, nhất là với con trai, cách cha đối xử với mẹ thường được con dùng để đối xử với những người phụ nữ khác.
Nếu chẳng may con trai thừa hưởng tính "trọng nam khinh nữ" của cha thì đường tình duyên sau này sẽ gập ghềnh, cuộc sống gia đình khó hạnh phúc.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, bố có trí tuệ cảm xúc thấp khi xử lý các vấn đề
Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái, nếu trong nhà có con gái thì lời nói và việc làm của mẹ càng quan trọng hơn, vì con gái sẽ học từ mẹ. Nhưng nếu là con trai, người cha sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tác động đến việc phát triển trí tuệ cảm xúc của con.
Một ông bố trong giao tiếp giữa các cá nhân có tính hẹp hòi và thích giữ mối hận thù có thể khiến trẻ "học hỏi" và bắt chước. Sau một thời gian dài, đứa trẻ sẽ trở thành người đầy thù hận, tính toán. Vì vậy, nếu các mẹ nhận thấy con mình có những khuyết điểm của bố thì nên nhắc nhở chồng quan tâm đến con nhiều hơn.
Bố có tính cách áp đặt, độc đoán
Trên mạng xã hội từng có một chủ đề nóng: "Bố mẹ EQ thấp sẽ có tác động như thế nào đến con cái?". Một độc giả kể rằng, có lần khi đang ở sân bay nhìn thấy một người mất đồ khóc nức nở, anh rất đau lòng. Khi đó anh mới là cậu bé 15 tuổi kể lại chuyện này cho bố thì bị mắng: "Trẻ con hiểu thế nào là đau lòng. Đó không phải việc của con".
Trong quan điểm của nhiều người, là con trai thì nên dũng cảm, cứng rắn và thích phiêu lưu. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít những cậu bé ngoan ngoãn phục tùng, luôn rụt rè khi giải quyết mọi việc, chỉ số EQ thấp lộ ra rất rõ ràng.
Tính cách của trẻ em phần lớn chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình, cho nên sau lưng một cậu bé tính cách nhút nhát thường có một người cha độc đoán. Trẻ bị hạn chế về mọi mặt, suy nghĩ bị kìm nén, lâu dần tính cách tự nhiên sẽ trở nên tự ti.
Trong cuốn sách "Nuôi dạy con thông minh bằng cảm xúc cao" có viết: "Giáo dục con cái bắt đầu từ việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của cha mẹ. Hãy kiểm soát những cảm xúc tồi tệ của bản thân, lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của trẻ, đồng thời thể hiện tình yêu thương của bố mẹ thành lời nói và hành động mà trẻ có thể hiểu được". Chỉ bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, tôn trọng ý kiến và quan tâm đến nhu cầu của con cái, trẻ mới tăng trí thông minh cảm xúc trong quá trình phát triển trí tuệ của chúng.