Từ đó đến nay, tháng nào chị Kara cũng đều đếm số tháng tuổi của con và tưởng tượng nếu con còn sống thì sẽ như thế nào.
Có thể nói, mỗi một câu một chữ của chị Kara viết cho con trai như cứa vào ruột gan các bà mẹ khác. 9 tháng mang nặng đẻ đau, cuối cùng đổi lại là vết thương hằn sâu ở trong lòng vì chị đã quá chủ quan mà lựa chọn sinh con tại nhà. Giá như lúc ấy chị đừng quá sợ dịch bệnh, đừng quá sợ sự cô đơn khi sinh con không có người thân bên cạnh thì có lẽ bây giờ mọi chuyện đã khác. Đây cũng là một hồi chuông gióng lên cảnh báo các bà mẹ khác về tình trạng sinh khó do kẹt vai (dystocia).
Vậy sinh khó do kẹt vai là như thế nào?
Trong quá trình sinh nở, sau khi đầu của em bé di chuyển ra ngoài cơ thể mẹ thì sẽ có khoảng dừng lại để bác sĩ xoay vai em bé, sau đó, mẹ tiếp tục đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một trong hai vai của em bé bị mắc kẹt vào phía sau xương chậu của mẹ khiến thời gian dừng lại bị kéo dài hơn bình thường. Lúc này, em bé cần được hỗ trợ khẩn cấp để chào đời.
Sinh khó do kẹt vai thường xảy ra ở các ca sinh thường với tỉ lệ là 1/200 ca sinh. Đây là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp, bởi trong khi bị mắc kẹt, em bé sẽ không thở được và dây rốn có thể bị chèn ép. Điều này khiến cho bé không nhận được đủ oxy, dẫn đến tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Do đó, tốt nhất các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ đều đặn, nhất là những tuần cuối của thai kỳ, đồng thời hãy lựa chọn sinh ở những bệnh viện – nơi có đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ lành nghề để có chuyện gì cũng kịp thời cứu chữa.
Nguồn: Baby, Pregnacy